Âm dương
Bia
Cà phê
Cầy
Chó
Cõi tạm
Cởi
Computer
Con
Đánh
Đàn ông
Đạn
Đì
Đũa
Giáng sinh
Già
Gò bồng đảo
Hưu
Hoa xuân
Hỏa ngục
Kỳ thị
Lá thu
Lén
Mập
Ngón tay
Ngủ
Nói
Phôn tay
Phở
Quảng cáo
Răng
Rượu
Tai
Teen
Thuốc lá
Tiền
Tiện
Tóc
Vợ chồng
Xe đạp

 

HƯU

Hưu là một bước ngoặt tế nhị. Bởi vì, vừa qua ngã rẽ, đã lù lù một bức tường chắn ngang, chẳng nhìn thấy gì khác. Chúng ta đã chạm mặt một ngõ cụt. Có người lại đưa ra một hình ảnh khác. Hưu là một tình trạng đang từ một món hàng được bầy bán trên kệ, dưới ánh đèn sáng chói chang, bị đem cất vào nhà kho, chẳng ai nhìn nhõi đến, mặc bụi thời gian bám đầy, nằm cô đơn chờ tới lúc bị hư hỏng, vứt vào thùng rác!
Không, chúng ta chẳng bị bỏ bê một cách bất nhẫn như vậy. Xã hội cũng có nhìn nhõi đến những con người được xã hội “tri ân” sau vài chục năm miệt mài góp công góp sức xây đắp cho sự phồn vinh của nó. Nhìn tới nhưng không đủ. Đó là tiếng la của 73% các cụ ở Canada. Các cụ cho rằng tiền hưu không đủ sống. Cuộc thăm dò trên 1003 cụ vào tháng 3 năm 2004 của Canadian Labour Congress làm các nhà thăm dò choáng váng. Họ ngẩn ngơ trước kết quả. Lẽ nào như vậy! Chỉ mới hai năm trước đây, tỷ lệ này là 54%. Mức nhảy cách biệt 19% là một bước nhảy... lùi. Họ thử làm lại hai cuộc thăm dò nữa trong vòng 5 tháng. Kết quả vẫn y chang như vậy. Xã hội có khe khắt với tuổi hưu không?
Chính phủ bảo không! Tiền hưu, tiền già vẫn cứ chi đều đều. Nếu hai thứ tiền này không đủ bảo đảm một cuộc sống tối thiểu thì đã có thêm tiền bù. Mạt ra cũng ngót nghét một ngàn đô mỗi tháng cho mỗi cụ. Một ngàn đô mỗi tháng cho đủ các thứ chi phí cho một cuộc sống về già, cần phải khéo co mới nối được hai đầu tháng lại với nhau. Các cụ nào có hưu bổng tư thì đỡ hơn. Nhưng các quỹ hưu bổng tư xem ra cũng bấp bênh lắm. Theo Hiệp Hội Kế Toán Chuyên Nghiệp Canada thì 59% các quỹ hưu bổng tư không có đủ tiền để trả. Quy số phần trăm này ra...cụ thể thì có 847 quỹ hưu tư bị khiếm hụt tới 160 tỷ đô! Tội thân già!
Tuổi nào là tuổi hưu? Trước 1975, ở Việt Nam, là 55 tuổi, sau định “đôn” lên 60 tuổi. Ngày nay, cũng ở Việt Nam, cô em gái tôi, giáo viên Trung Học, đúng 55 tuổi là cho mời về nhà... đuổi gà, mặc dù sức vẫn còn khỏe, lòng vẫn còn ham... phục vụ! Hưu như vậy, có sớm quá không? Nhưng ở trong một xã hội mà bốn chục tuổi đã toan về già rồi thì thêm vào khoảng thời gian lưu lạc của nàng Kiều nữa thì... già khằng rồi chứ còn gì nữa! Chàng Phó Kẽm, lúc thời thế đưa vào chức Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, danh xưng “cách mạng” của chức Thủ Tướng Chính Phủ, trong một cuộc họp báo đã vung vít cho là quá 35 tuổi là... hết xài! Vậy thì, sáu chục cái đông giá, ở Việt nam, già là cái cẳng!
Ta bắt đầu tính sổ
Lật từng trang từng trang
Mắt mờ như mù sương
Lòng ngậm ngùi hoài niệm
Tuổi trẻ ơi giã biệt
Tuổi thơ ơi xin chào
Tuổi già đến khi nào
Sáu mươi trang rồi đó.
(Trần Hoài Thư)
Tại Canada, cho tới hôm nay, tuổi hưu ai cũng biết là 65 tuổi. Tại Mỹ, trước đây cũng rứa, nhưng mới đây đã có thay đổi. Tuổi hưu đã được tăng lên. Những người sanh từ năm 1937 trở về trước, vẫn cứ 65 tuổi là có quyền ca bài nợ tang bồng trăng trắng vỗ tay reo. Những người sanh từ 1938 trở về sau, cứ mỗi tuổi xin chậm lại hai tháng hãy... ca. Như vậy, sanh năm 1938 phải 65 tuổi 2 tháng, 1939 phải 65 tuổi 4 tháng vân..vân.. Tới 67 tuổi thì tốp cái vụ 2 tháng. Tuổi hưu mới là 67 tuổi. Vậy mà các quỹ hưu hình như vẫn chưa bằng lòng. Họ đang đòi hỏi tăng lên nữa.
Phải tăng tuổi như vậy vì khối người hưu trí, theo lời Chủ Tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Alan Greenspan, đang xiết chặt nền tài chánh quốc gia và làm tổn thương nền kinh tế xứ sở! Hai quỹ đang phải gồng mình gánh cho các... hưu sĩ là Quỹ An Sinh Xã Hội và quỹ Medicare đều đang... đau nặng. Quỹ An Sinh Xã Hội sẽ bội chi vào năm 2018 và bị cạn kiệt vào năm 2042. Quỹ Medicare sẽ bắt đầu bị thâm thủng từ năm 2019. Viễn ảnh tương lai coi bộ khá mù mịt khi vào năm 2035, khối dân số trên 65 tuổi sẽ tăng gấp đôi, ảnh hưởng lớn tới sự thâm thủng ngân sách và công phá trên toàn bộ nền kinh tế Mỹ!
Nghe mà thấy lớn lối. Lớn như vậy, những bàn tay nhăn nheo làm được chi! Tuổi mòn, sức cạn, chuyện bôn ba coi như chuyện tầm phào, lo sao nổi. Để cho chính phủ lo. Dân hưu có lo được chăng là lo những chuyện thường ngày. Bởi vì tuổi hưu là một thành trì bỏ ngỏ cho lừa lọc, tật bệnh vô ra thong thả.
Trên một số xe hơi có tuổi chạy trên đường phố, người ta nhìn thấy một tấm bảng vuông vức như bảng số xe, gắn phía trước, nội dung rất... hờn giỗi! Về hưu, không sổ băng, không địa chỉ, không điện thoại! Diễn nôm ra thì là... mặc mẹ cuộc đời! Giỗi thì nói vậy chứ điện thoại khó mà bỏ được. Không có cái máy nói lấy chi mà ậm ừ cho hết ngày? Nhưng cái tóc còn là cái tội huống chi cái... a lô. Dân lừa đảo cứ nhắm mấy cụ hưu mà... hành nghề. Chuông điện thoại reo. Đầu giây bên kia là một nhân viên giao hàng của một cửa hàng lớn.
“Chào bà! Chiếc TV bà mua đã có rồi. Chừng nào chúng tôi có thể giao cho bà được?”
“Ông nói sao? Tôi có mua cái TV nào đâu?”
“Lạ nhỉ! Người mua là bà Tâm Nguyễn và số tiền đã tính vào thẻ Visa là 789 đô. Rõ ràng đây mà. Tên bà có phải là Tâm Nguyễn không vậy?”
“Ờ...ờ...Đúng. Nhưng thẻ Visa của tôi đâu có xài được tới số tiền đó!”
“Vậy à? Xin lỗi bà, bà Tâm Nguyễn. Phiền bà cho chúng tôi số thẻ để chúng tôi xóa món tiền này đi ngay lập tức. Xin lỗi bà.”
“Vậy để tôi đi kiếm... Đây, số thẻ của tôi là..........”
Thế là rồi đời! Sẽ có những món tiền ma... đổ bộ vào tấm thẻ đáng thương của cụ!
Một cú điện thoại khác.
“Chào ông! Ông Văn Đặng. Tên tôi là Joe và tôi có một tin mừng cho ông. Ông cảm thấy sao nếu ông trúng 50 ngàn đô? Mừng chứ ông nhỉ, phải tôi, tôi cũng mừng vậy! Ông có tên trong số những người có thể có may mắn trúng cuộc bắt thăm. Tôi gọi cho ông chỉ để báo trước cho ông và xác nhận địa chỉ rõ ràng để chúng tôi gửi chi phiếu. Ồ, xin lỗi ông, tôi có một cú điện thoại khác, ông giữ máy chờ tôi một chút nghe. Tôi sẽ quay lại nói chuyện với ông ngay!”
Ông Văn ôm điện thoại chờ. Rỗi rãi, lại thèm có người nói chuyện, chờ một chút ăn thua chi. Mười phút, hai mươi phút trôi qua. Phôn bỗng bị cúp. Hẫng một chút, rồi thôi. Chẳng nghĩ tới cú điện thoại của người lạ nữa. Mai mốt có khi họ sẽ phôn lại. Rồi ông Văn không nhận được tấm chi phiếu 50 ngàn đô mà là một tấm bill có số tiền khiêm nhượng hơn: 4 đô! Sao vậy? Bởi vì cái anh Joe quỷ quái kia gọi tới ông bằng số 1-900 hoặc 1-976, số mà người nhận điện thoại phải trả tiền!
Có những cơ sở thương mại quảng cáo hàng bằng cách bắt người nghe chi địa. Theo đúng luật lệ, họ bắt buộc phải thông báo trước với người bắt phôn số tiền phải trả cho mỗi phút, nội dung dịch vụ và tên cơ sở. Nhưng thông báo này chỉ dài có 18 giây. Nếu nghe ra, cúp phôn liền thì không phải trả tiền. Nhưng vừa bắt phôn lên, lớ ngớ nghe chưa rõ, thông báo đã hết, bị nghe quảng cáo mà phải móc túi chi tiền. Đau hơn hoạn!
Lại phôn! Người gọi tự xưng là kỹ thuật viên của một công ty điện thoại đang thử đường dây trong khu vực và cần giúp đỡ. Giản dị thôi! Người nghe chỉ việc quay số 90# rồi gác máy. Dễ ợt! Mất mát chi đâu! Vậy mà mất. Vì khi quay số 90#, người nghe đã mặc nhiên cho người ở bên kia đầu dây truy cập được đường dây của mình. Họ sẽ gọi viễn liên tía lia đi khắp nơi trên thế giới trong bao lâu họ muốn. Cuối tháng, bill điện thoại tới, nạn nhân mới ngã ngửa ra!
Mấy cụ về hưu là những con mồi ngon của những vụ lừa đảo điện thoại này. Bởi vì các cụ luôn luôn... ứng chiến 24/24, 7/7, lúc nào cũng có mặt. Già cả thường hay tin người, cứ tưởng ai cũng hân hoan giúp đỡ mình, khi tưởng được người khác giúp lòng vui như mở hội. Hóa ra mình chưa bị bỏ quên! Tính cả nể nên rất ngại chuyện cúp phôn, cứ hồn nhiên bị lừa! Tổ chức chuyên theo dõi các vụ lừa bịp bằng phôn PhoneBusters vừa đưa ra một con số đau lòng: 84% nạn nhân là các cụ trên 60 tuổi!
tôi ngồi ngắm cái lưng tôi
chong trên đường nắng, hình như đã còng
co tay, vét một vốc lòng
vãi quanh, tạ ngọn gió vòng vo bay
(Luân Hoán)
Còng lưng là một chứng bệnh của tuổi hưu. Chỉ có còng lưng thôi sao? Không, còn nhiều món ăn chơi khác. Lãng quên này, cái anh Alzheimer’s ngày nay đã là một khuôn mặt quen thuộc, nhất là từ khi cựu Tổng Thống Reagan xuôi tay vì chứng quên lãng. Số bạn...đồng bệnh với vị cựu Tổng Thống này ở Canada nay đã lên tới 238 ngàn người. Nghễnh ngãng này, cứ hở với hả hoài làm con cháu phát chán.
Trên xe buýt, một bà già bảo anh chàng đang nhai kẹo cao su trước mặt:
“Thôi! Anh đừng hỏi tôi nữa. Tai tôi điếc đặc có nghe thấy gì đâu!”
Cũng trên xe buýt, một cô mặc váy ngắn bước lên. Không còn chỗ ngồi, cô nhìn quanh. Một chàng trai mời:
“Cô có thể ngồi trên đùi tôi!”
“Thôi! Tôi sợ làm gẫy cái tẩu thuốc lá của anh!”
Chàng trai chưa kịp phản ứng thì một cụ già khoảng 70 tuổi phều phào nói:
“Cô có thể ngồi trên đùi tôi vì tôi đã bỏ thuốc từ lâu rồi!”
Bỏ thuốc? Có thực chăng? Sao mời mọc nhau ân cần như vậy? Ông bạn vong niên của tôi, mức thất thập đã vượt qua, vẫn cười nói rổn rảng trong điện thoại. Xin lỗi đi! Cái vụ đó cứ cắt da đầu gối mà còn chẩy máu là còn... xài được! Bạn tôi nói đúng. Không phải cứ già là hết xài đồng hồ. Nhiều vị bát tuần mà vẫn cứ... mời em lên ngựa được! Dân gian vẫn có định kiến là già thì thận suy, cái vụ đó xin... cáo lỗi. Thận bị coi là thủ phạm, nhưng thận ta hay thận tây đây? Thì thận nào chẳng là thận, cứ gì thận tây hay thận ta! Không phải. Theo Đông y, thận là một hệ cơ quan có liên quan đến nước tiểu, sưng phù, yếu sinh lý, đau lưng. Thận, theo Tây y, là hai khối cật nằm sau lưng, hai bên cột sống, ngay dưới phổi, có nhiệm vụ chính là lọc máu, bài tiết nước tiểu để thải chất độc trong cơ thể ra ngoài. Nhiệm vụ thứ hai của thận Tây y là tiết ra chất hématoprotéine để kích thích xương tạo ra hồng huyết cầu và chất rénine-angiotensine giúp điều hòa huyết áp. Theo Tây y thì đau lưng ít khi do thận gây ra mà hầu hết, khoảng 98%, là do bệnh của cột sống, cơ lưng, rễ thần kinh cột sống gây ra. Còn cái vụ không vươn lên được phần lớn chẳng ăn thua gì đến thận cả! Nhiều khi đó là một thứ bệnh tâm lý.
Thành kiến xã hội về chuyện tính dục của người có tuổi vẫn còn tồn tại một cách nặng nề. Già rồi, con cái đã lớn, đừng làm trò khỉ, chúng cười cho! Tại sao sợ chúng cười? Có lẽ chúng ta đã bị một cú... boomerang. Bởi vì chúng ta đã giáo dục con cái quá khép kín, dậy cho chúng nghĩ rằng tình dục là một cái gì đó đáng xấu hổ, thay vì cần giúp chúng hiểu rằng tình dục chân chính và lành mạnh giữa hai vợ chồng, dựa trên tình yêu và sự tôn trọng nhau, sẽ đem lại nhiều tác động tích cực có lợi cho sức khỏe, giúp kéo dài tuổi thọ. Hơn nữa, khái niệm tình dục ngày nay không phải chỉ là cái vụ... ấy, mà còn bao gồm nhiều hành vi khác như ôm hôn, nắm tay, vuốt ve... đem lại sự thoải mái về thể chất và tinh thần cho những người yêu nhau.
Tôn giáo cũng bắt chúng ta khe khắt với chính chúng ta. Những người quá mộ đạo thuờng cho rằng tính dục chỉ nhằm mục đích sinh sản, làm sinh sôi nẩy nở loài người như ý của Thượng Đế. Hết khả năng sinh sản thì...nghỉ chơi! Táy máy thêm là...mang tội! Nhưng Thượng Đế dựng nên con người, hết tuổi làm bố làm mẹ, sao không cho...rụng luôn cái khả năng... quà cáp cho nhau, mà cứ để cho người ta...đến hẹn lại lên? Đó phải chăng là ý Thượng Đế cũng muốn cho con người còn có thể biểu lộ lòng yêu thương nhau? Tuy nhiên, hưu rồi, cái vụ đó chưa hưu được thì cũng nên màn màn, chừng mực, điều độ, thuyền nương theo sóng, thì mới có lợi cho sức khỏe. Tuổi hưu, cái chũm cái chọe vẫn chưa hưu. Bắt nó hưu, tội!
Tội, như những ông tướng trong quân đội Hoa Kỳ. Vì quân đội thặng dư tướng nên Ngũ Giác Đài tìm biện pháp để khuyến khích các tướng về hưu sớm. Họ quyết định cho các tướng thuận về hưu, ngoài các bổng lộc như bình thường, còn được một khoản trợ cấp trả ngay một lần. Khoản trợ cấp đặc biệt này được tính như sau: họ được quyền chọn để cho đo giữa bất kỳ hai điểm nào trên thân thể, tính bằng phân. Cứ mỗi phân được trợ cấp một ngàn đồng. Có ba viên tướng làm đơn xin hồi hưu sớm. Người thứ nhất chọn đo khoảng cách từ đầu đến gót chân. Ông ta cao 1thước 90, vậy được hưởng số tiền 190 ngàn đô. Người thứ hai giơ cao tay lên trời và chọn đo từ đầu ngón tay giữa đến đầu ngón chân cái. Khoảng cách của hai điểm này là 2 thước 30. Ông nhận được 230 ngàn đô.
Tới lượt người thứ ba, ông chọn đo từ đầu mũi tới... mật khu! Mọi người cười thương hại. Đâu có xa bao nhiêu? Nhưng họ vẫn làm theo yêu cầu của ông. Khi bảo ông cởi quần để... đo đạc, mọi người ồ lên ngạc nhiên. Một người hỏi:
“Cái đó của ông đâu rồi?”
Viên tướng tỉnh bơ:
“Nó không nằm ở đây! Nó nằm ở bên Irak!”

09/2004