Trả lời Nguyễn Mạnh Trinh

Trả lời báo VĂN HỌC

Trả lời Quỳnh My

Trả lời Lê Quỳnh Mai

Trả lời Lê Bảo Hoàng

Trả lời độc giả trang dutule.com

VẤN - Trả lời Hồ Đình Nghiêm

Song Thao qua bà Lê Diệu Hương

Lương Thư Trung - Vài phút với nhà văn Song Thao

"GẶP LẠI VUA "PHIẾM"- Trả lời Hồ Đình Nghiêm

Trò chuyện cùng người viết Phiếm Song Thao

Trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh

H. Tình trạng sáng tác của anh hiện nay ra sao? Đời sống hiện tại của anh có ảnh hưởng gì đến sự cầm bút? Dự định của anh trong tương lai gần?

TL. Tôi vốn là một công chức nên sự mẫn cán đã thành nếp. Nay nhào đầu vào chuyện viết lách, tôi trở thành một con kiến cần mẫn. Mỗi ngày tôi tha một chút. Cứ cắm đầu tha đều đều thì cũng có lúc đày một truyện ngắn.
Anh hỏi về ảnh hưởng của đời sống đến sự cầm bút là anh xoáy đúng nỗi thương tâm của tôi. Quả thật, để làm đầy cái bao tử, thời giờ của tôi nó trốn chạy quá kỹ. Nói thực với anh, tôi tiếc lắm nhưng xoay làm sao cho thoát khỏi cái nợ áo cơm đây?
Còn về những dự định trong tương lai? Viết lách tà tà bằng những mảnh thời gian đầu thừa đuôi thẹo thì dự định được cái nỗi gì? Cứ viết tới đâu hay tới đó. Khi nào đủ truyện, có nhà xuất bản nào ngó ngàng tới thì in. Thế là vui rồi.

 

H. Anh có nhận xét gì về văn học Việt Nam hải ngoại năm vừa qua? Có hiện tượng nào nổi bật cũng như mặt tích cực và tiêu cực?

TL. Các tạp chí văn học vẫn xuất bản đều đặn, bài vở vẫn đầy đủ. Thậm chí anh Khánh Trường còn thông báo trên Hợp Lưu là bài gửi về nhiều quá phải chịu khó xếp hàng cho tới lượt.
Các nhà xuất bản vẫn lai rai in ấn đều đều. Riêng nhà xuất bản Văn Mới, mới thành lập, chỉ in thơ và truyện, cũng đã có cái thư mục dài tới chục cuốn rồi.
Tôi là ngưoi lạc quan, thấy được như vậy là mừng trong bụng. Cái làm tôi băn khoăn là sự sút kém của số lượng độc giả. Hỏi mấy ông chủ nhà sách, ông nào cũng lắc đầu than thở. Nhưng thôi, đã 22 năm mà còn được như vậy cũng được rồi.

 

H. Anh có tin tưởng về tương lai của văn học Việt Nam hải ngoại cũng như sự kế thừa của các lớp cầm bút trẻ lớn lên và trưởng thành ở xứ người?

TL. Tôi vẫn nghĩ rằng cái gọi là văn học hải ngoại chỉ là một tình trạng nhất thời. Trước sau gì nó cũng sẽ phải nhập vào một dòng văn học duy nhất là văn học Việt Nam. Hiện nay sự hội nhập này đang bị những người
cầm quyền trong nước ngăn sông cấm chợ. Nhưng có sự ngăn cấm phi lý nào tồn tại được lâu dài đâu!
Những sáng tác của chúng ta, tuy chỉ rả rích thẩm lậu được về quê nhà, cũng đã được người đọc trong nước thích thú đón nhận. Đó chẳng là một tín hiệu vui sao?

Hợp Lưu, số 38, Xuân Mậu Dần, tháng 12/1997 và tháng 1/1998