Ăn
Chân
Chả & Nem
Chơi
Chôm
Cỏ
Cưới
Đêm
Đổi
Gia vị
Hạc
Hăng
Hoa
Ng...
Nghe
Nhìn
Nhí
Nhức
Ốm
Quà
Quên
Sách
Sanh
Số
Sợ
Sữa
Súng
Ta
Thọ
Thư
Trái
Trầm cảm
Trà
Truồng
Tượng

Về
Vi
Xâm
Xin

 

TRÁI

 

Bạn tôi, có một số người hành nghề tu bíp. Và tôi đang lo cho tương lai của họ. An apple a day doctors stay away. Câu đe dọa này đã có từ lâu. Chỉ có mỗi một trái táo mà bứng được anh tu bíp đi chỗ khác chơi. Bây giờ trái chuối lại tham gia vào cuộc xô đẩy này với một chưởng lực thâm hậu hơn nhiều. So với một trái táo thì trái chuối có gấp 4 lần chất đạm, 2 lần chất carbohydrate (hợp chất đường và tinh bột), 2 lần chất lân tinh, 5 lần chất sắt và sinh tố A, 2 lần khoáng chất và các sinh tố khác nhất là potassium. Giới tu bíp còn đất nào để thở trước trái bom chuối này. Mà chuối thì thiếu giống gì. Bom nằm ngổn ngang trong các chợ Loblaws, Métro, IGA, Maxi... Một trái chuối mỗi ngày, điều mà chúng ta ai cũng có thể hoan hỉ mà làm, già chẳng sợ gẫy răng, trẻ chẳng sợ ớn cổ, con nít cũng chẳng sợ nghẹn họng, sẽ mang lại cho chúng ta đủ sức khỏe và nghị lực để hoạt động và làm việc. Chuối có đủ ba loại đường: sucrose, fructoseglucose lại còn giầu chất xơ nên là một thức ăn thích hợp cho các lực sĩ. Chỉ với hai trái chuối, chúng ta có thể tập thể dục liền tù tì trong 90 phút mà không cảm thấy mệt. Có nên... tụng thêm về chuối chăng? Chuối ngăn ngừa được vô số bệnh tật: tinh thần suy yếu, trầm uất, thiếu máu, cao máu, táo bón, giã rượu, sôi bụng, khó tiêu, nhức mỏi, thần kinh, loét bao tử, nóng sốt, hút thuốc, đột quỵ.

Hễ chín thâm kim, chuối già, chuối sứ.
Tùng tam tụ tứ là trái dưa gang.
Vốn ở miền Nam là trái bí rợ,
Mẹ sai đi chợ vốn thiệt trái dâu.

Bài vè trái cây là một bài...  phiếm. Nói về trái cây chẳng thèm biết đến trái mà cứ tán dóc về cái tên. Mẹ chồng sai con dâu đi chợ, đúng quá đi chứ. Nhưng dâu đây có phải là con dâu đâu! Trái dâu ngon bắt chết, như một bờ môi non.

Càng ngày càng vẫn ngày đêm
Rung rinh trái đỏ dịu mềm miệng môi
Thuyền quyên vạn tuế về ngôi
Quyền uy như thể răng môi miệng và
(Bùi Giáng)

Ở bên đây chúng ta có một thứ trái họ hàng hang hốc với trái dâu: trái blueberry. Loại trái tí hon này thời thượng hơn. Nó đuổi được cái anh cholesterol đang rất nổi tiếng. Trong trái blueberry có chứa chất pterostilbene có tác dụng chống cholesterol không thua gì các loại thuốc trên thị trường mà lại không gây ra những phản ứng phụ gì cả. Cùng một họ với chất pterostilbene, họ stilbene, là chất resveritrol có trong rượu vang. Rượu vang là sản phẩm của Pháp được dân Pháp uống tì tì trong các bữa ăn. Nhờ vậy mà dân Pháp rất ít bị cholesterol và các bệnh về tim. Nhà nghiên cứu Agnes Romando của Bộ Canh Nông Mỹ đã thí nghiệm hỗn hợp blueberry vào các mô gan của chuột và nhận thấy chúng đã làm giảm đáng kể cholesterol trong các mô này.

Tôi đã định bụng không nói về trái táo vì sợ làm phiền các ông bạn cổ đeo ống nghe tay nắm ống chích của tôi nhưng trái táo chúng hiên ngang như những chiến sĩ xung kích của loài quả, làm lơ chúng coi bộ không fair. Riêng tôi, từ bao năm nay, cứ mỗi ngày một trái táo mà vẫn chưa chán táo. Ăn táo đến độ được mọi người gọi là... ông táo! Đạo táo của tôi vừa được thêm hứng khởi khi các nhà khoa học tìm ra được công dụng chống một vài loại ung thư của thứ quả đã làm ông Adam thân bại danh liệt này. Ăn táo có... nghệ thuật riêng của nó. Trái táo trông hơ hớ xuân thì nên ăn là phải ăn ngấu nghiến mới phải đạo. Cầm nguyên trái táo còn tươi rói sức sống, cắn tươi ngay, không có gọt vỏ gọt viếc gì, không cắt xẻ chi cho đau lòng táo, ăn thế mới là ăn đúng cách. Tiến sĩ Francis Raul, Giám Đốc chuyên về nghiên cứu của Viện Nghiên Cứu Sức Khỏe Quốc Gia của Pháp cũng...sành ăn như tôi. Ông phán: “Nghiên cứu cho thấy việc ăn toàn bộ trái táo, kể cả vỏ, có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn ung thư.” Các nhà khoa học thuộc Đại Học Y Khoa Thực Nghiệm Mayo, cũng ở Pháp, đã cho tế bào ung thư tiếp xúc với một loạt các chất chống oxi hóa có trong táo và nhận thấy một chất chống oxi hóa có tên procyanidins đã gây ra một loạt các tín hiệu ở tế bào có tác dụng làm chết các tế bào ung thư. Thử nghiệm trên chuột, các chuyên gia cho chúng nhiễm với các chất gây ung thư ruột và sau đó cho chúng ăn một hỗn hợp gồm nước và chất procyanidins trong trái táo trong 6 tuần lễ. Kết quả cho thấy số u bướu ở chuột được uống nước táo chỉ bằng phân nửa so với những con không cho uống. Tiến sĩ Linda Kelemen, một thành viên trong nhóm nghiên cứu trên, khẳng định là mỗi ngày ăn một trái táo và 3 loại rau trở lên  làm giảm 40% nguy cơ bị ung thư Non-Hodgkin, một loại ung thư bạch huyết cầu phát sinh khi tế bào bạch huyết phân chia và phát triển ngoài tầm kiểm soát của cơ thể.

Cũng táo nhưng thứ táo này được dân Đức ngợi ca là Trái Táo Của Thiên Đàng (The Apples of Paradise). Loại táo gì mà... thánh vậy? Thần thánh gì đâu, đó là trái cà chua, một thứ trái dân dả, gặp đúng mùa thì chỉ có vài chục xu một pound! Bình dân như vậy nhưng cà chua... độc hết biết. Một trái cà chua tầm cỡ trung bình cung cấp một lượng sinh tố C bằng phân nửa nhu cầu hàng ngày của một người lớn. Nó cũng là nguồn cung cấp chất đạm, chất xơ và nhiều nhất là chất lycopene. Cà càng có màu đỏ nhiều thì càng nhiều chất lycopene. Lycopene là cái gì vậy? Nó là một trong những amino acids rất cần thiết cho cơ thể con người. Nó cần nhưng cơ thể chúng ta không có khả năng tự sản sinh ra được mà phải hấp thụ từ bên ngoài bằng đường ăn uống. Lycopene thuộc gia đình Caratenoids, cùng với sinh tố C và E tạo thành chất antioxidant có nhiệm vụ che chở cơ thể chống lại sự suy thoái tế bào nên có khả năng phòng ngừa được bệnh ung thư nhất là ung thư tuyến tiền liệt mà các ông có tuổi lúc nào cũng lo ngay ngáy phải đi thử thường xuyên. Theo các nghiên cứu khoa học thì  các ông hàng tuần xực cà chua từ mười lần trở lên sẽ giảm thiểu được nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt đến 45%. Trái cà chua còn sống, chưa nấu chín, chứa đến 90% lycopene. Nếu đem nấu chín, thành phần lycopene sẽ giảm bớt. Ngoài ung thư tuyến tiền liệt, các ông có nhiều lượng lycopene trong cơ thể cũng sẽ giảm thiểu được 50% nguy cơ bị bệnh tim mạch và tránh được chứng ngất xỉu xảy ra bất thình lình. Các loại ung thư đường tiêu hóa như miệng, bao tử, ruột già và ruột cùng cũng tránh được phân nửa nếu ăn cà chua mỗi tuần từ bảy lần trở lên. Cà chua cũng giúp các bà tránh được nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Nói tới trái mà cứ quẩn quanh trong bệnh tật nghe mất sướng. Vui chơi với trái cây nghe ra mòng mọng hơn nhiều.

Có vợ có chồng là trái đu đủ
Chặt ra nhiều mủ là trái mít ướt
Hình tựa gà xước, vốn thiệt trái thơm,
Cái đầu chơm bơm, thiệt là bắp nấu.

Bụng của chúng ta là bụng trái cây vùng nhiệt đới, sang tới bên đây những xoài, những ổi, những nhãn, những mít, những đu đủ, những măng cụt, những dâu da, những mãng cầu, những sầu riêng là những mối... sầu chung của chúng ta. Nhớ phát khiếp. Thì ở bên đây chúng cũng nằm trong các siêu thị Á Châu đó! Ai chẳng biết vậy, nhưng chúng đã vắt vẻo lên hàng... trưởng giả, sờ tới không phải dễ. Muốn kéo chúng xuống có nước về Việt Nam. Ở Việt Nam, chúng nằm khiêm nhường trên lề đường, ai cũng với tới. Thường! Muốn chơi với những nhãn, những chôm chôm còn toòng teng trên cây, dân trong nước đã sáng chế ra một kiểu du lịch mới: du lịch bụng!

Thế nào là du lịch bụng? Đó là loại du lịch đi vào vườn trái cây, vít cành xuống mà hái trái, muốn ăn bao nhiêu thì ăn, ăn chán ăn chê khi ra cửa cứ bụng mà tính tiền. Bụng lớn 10 ngàn đồng, bụng nhỏ 5 ngàn đồng. Không phải người ta đo vòng bụng để tính tiền đâu, vừa mất công vừa thiếu thẩm mĩ. Bụng lớn là bụng người lớn, bụng nhỏ là bụng con nít! Tính ra tiền đô Mỹ chỉ vài chục xu. Khởi xướng ra loại du lịch... trái này là các nhà vườn ở cù lao Minh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Từ trung tâm thị xã Vĩnh Long, du khách sẽ qua phà Bình Lương để đến xã An Bình. Trước mắt du khách là những vườn nhãn và chôm chôm trĩu quả sà xuống hai bên con đường nhựa phẳng phiu chạy dài đến tận thôn ấp. Trước mỗi khu vườn là những tấm bảng, chỗ thì ghi “Bán trái cây bụng”, chỗ thì văn chương hơn “Cho tham quan vườn trái cây”. Du khách tự do vào vườn, chẳng vé vung gì cả, mặc sức hái trái, mặc sức ních cho đầy bụng, mặc sức lưu lại trong vườn từ sáng tới chiều cũng chẳng sao. Khi ra về mới trả tiền theo... bụng. Ăn thả cửa như vậy nhà vườn có mà lỗ to. Không phải vậy đâu. Ông Bảy Trinh, một trong những chủ vườn đầu tiên ở An Bình mở cửa cho du khách vào vườn, đã tính toán hơn thiệt. Mỗi du khách trả 10 ngàn đồng, người nào ăn nhiều lắm cũng chỉ cỡ ba kí là ếch bụng lên rồi. Một kí chôm chôm giá khoảng trên dưới 2 ngàn đồng. Ba kí mới tới 6 ngàn đồng. Lời 4 ngàn thấy rõ mà lại chẳng phải thuê người hái, chẳng tiền chuyên chở gì cả, khỏe ru! Du khách thì lại tính khác. Được picnic cả ngày trong vườn, được hái trái cây thỏa thích, được hưởng không khí trong lành, được thư giãn trong khung cảnh thiên nhiên mà chỉ tốn có 10 ngàn đồng, khỏe ru! Cả hai bên đều khỏe!

Cứ trái cứ rau là khỏe, thịt thà chi cho nặng bụng. Nhiều người vẫn nghĩ như vậy. Bệnh tật vào người phần lớn đều đi qua cửa chính: cửa khẩu! Ăn rau ăn trái cho lành. Thịt thà là mang theo giun theo sán vào trong người. Ích chi! Ông bác tôi, một nông dân khỏe mạnh, bị chiến tranh cướp mất ruộng vườn, xô đẩy ông lên thị thành. Ngày ngày ông cứ rau muống chấm tương và nước rau muống luộc đổ vào bụng. Ông lý luận như thế này. Con bò con trâu chúng chỉ ăn cỏ mà to lớn khỏe mạnh như vậy. Con người cũng thế, chỉ cần ăn rau là đủ rồi, mà rau muống là thứ rau bổ dưỡng nhất. Ông mất ít năm sau đó vì bệnh phổi! Rau quả là tốt nhưng thịt thà cũng cần thiết không kém, nhất là chúng ta đang ở nơi xứ sở lạnh lẽo. Đành rằng thịt bây giờ là thịt công nghiệp, gà đứng, bò đứng, heo cũng đứng, lại thêm bò điên, gà cúm nhưng trái thì có hơn gì!

Viện Đại Học Texas ở Austin vừa phổ biến bản nghiên cứu về trái cây trong 50 năm qua. Trong vòng nửa thế kỷ, trái cây đã xuống cấp thê thảm. Nghiên cứu trên 43 loại hoa trái, họ nhận thấy là trái cây ngày nay xuống cấp về số lượng sinh tố B và C, chất sắt, calcium và các chất bổ dưỡng khác. Một cuộc nghiên cứu khác thực hiện ở Anh cũng thấy như rứa. Ngày nay người ta chú trọng về lượng của trái cây hơn là về phẩm. Trái nào trái nấy đều lớn quá khổ, trông thì rất hấp dẫn nhưng “nội dung” thì dở ẹt. Trái thì lớn, chu kỳ thu hoạch nhanh nhưng phẩm chất thì... nửa đường đi xuống. Cơ quan Thực Phẩm Hoa Kỳ cũng làm một cuộc nghiên cứu so sánh trái cây năm 1950 với trái cây năm 1999. Có 6 trong 13 chất dinh dưỡng trong trái cây xuống thấy rõ. Đó là chất đạm, chất vôi, phosphorus, sắt, riboflavin và sinh tố C. Chất xuống thang trầm trọng nhất là chất riboflavin, một loại sinh tố B, đã mất đi 38%. Sinh tố C mất đi 20%. Riêng cà chua ngày nay rất... cà chớn. Nó xuống cấp một cách đồng đều: sinh tố C, chất đạm và một số khoáng chất đều ít hơn 40% so với 50 năm trước đây. Duy chỉ có cà rốt là oai phong lẫm liệt. Cà rốt ngày nay đậm màu hơn vì có nhiều chất beta-carotene hơn khiến số lượng sinh tố A tăng lên gấp đôi. Nhiều chất khác trong trái cây không thể so sánh được vì nửa thế kỷ trước đây người ta chưa đo tới như các chất magnesium, sắt, sinh tố B6, sinh tố E và chất xơ.

Trái cây, ngoài lợi ích về dinh dưỡng còn là một yếu tố thẩm mỹ. Trong tranh tĩnh vật của hầu hết các họa sĩ trong làng hội họa thế giới, trái cây luôn luôn có dịp chen chân vào. Nhiếp ảnh cũng dành một chỗ đứng khá rộng rãi cho trái cây. Nhiếp ảnh gia quen thuộc đang sống ở Montréal, anh Lê Quang Xuân, đã làm chúng ta da diết với quê hương qua những tấm ảnh màu với những trái xoài, trái mận, trái ổi, trái thơm... tươi mát như đang hiển hiện trước mắt chúng ta.

Khi đám mây cao dừng trên nếp trán
Anh chợt nghe vỗ cánh chim bay
Trái thơm ngon nặng trĩu trên môi
Dòng suối lạ chảy qua hơi thở
Bốn mùa xuân về đứng trên cơ thể
Ở giữa mầm lộc biếc và lá non

Nhà thơ Nguyên Sa đã nhìn thấy cỏ cây hoa trái trên thân thể người tình. Người tình, nếu chúng ta có một con mắt thơ, chính là thứ trái cây ngon ngọt nhất. Và, nếu chúng ta có một con mắt phân tích, thì thấy biết bao thứ trái trong một trái!

02/2005