Cứ gì mình

Thơ xuân

Một mùa hè Montréal

Thế hệ X

Trà dư tửu hậu

Chuyện tầm phào

Chớm thu

Sống và chết

Chuyện chó

Ta đã làm chi đời ta

Bên ngoài sân cỏ

Cho

Đồng

Hanoi

Lồng

Mới

Tiếc

Trăm

Trầu

Nhớ

Oan

Giấy vệ sinh

Từ chuyện Cô vi

Lại chuyện Cô vi

Sẹo BCG

Tonton Mỹ

Tuyến đầu

Cám ơn

Mũ áo xênh xang

Anh thư

Cắt tóc mùa dịch

Xi-nê ngoài trời

Nóng

Hứa

Câu

Bum

West Point

Cà Cuống

Chân dài

Harris ở Montréal

Karaoke

Các bà Phần Lan

Cabane à sucre

Xe lửa

Ông địa

Rượu đế

Tháng tư nghĩ về sách Sàigòn cũ

Tình Nguyện Viên

Phở Dậu

Tôm hùm

Dầu gió

Đô la đỏ

Lương khô

Đi gặp Nguyễn Trãi

Tiến sĩ giấy

Vịt

Cứ tưởng bở

Cu Tin

Mày - Tao

Răng khểnh

Bên lề tổ tôm

Khai bút

Tuyết ơi là tuyết

Nhạc chế

Ve sầu

Việt Nam tại Paris 2024

Chuồn chuồn

Đom đóm

Bươm bướm

Nhạc Nhái

Ghé bến Montréal

Di động

BƯƠM BƯỚM

Lúc sau này tôi bỗng thích nghịch ngợm chút đỉnh. Nghịch ngợm là cái thú của thời con nít với những côn trùng thân yêu như dế mèn, chuồn chuồn, đom đóm, ve sầu, chim sáo, chào mào. Sau khi phổ biến ba bài Ve Sầu, Chuồn Chuồn và Đom Đóm, các ông bạn già của tôi coi bộ phấn khích như sống lại tuổi thơ. Một ông hỏi tôi đã viết về bươm bướm chưa? Tôi ngẩn người nhớ lại và cho ông bạn biết là bướm không biết bay thì viết rồi, bướm bay thì chưa. Ông này vốn chân chỉ hạt bột, chỉ thích bướm bay, để ông nhớ tới thời đã mất.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-1024-2018-6-2/nghe-nuoi-buom-7.jpg

Thời đó, lũ con trai chúng tôi khoái chơi với ve sầu, dế hơn là bươm bướm. Chơi với bươm bướm là lũ con gái, thành ngữ đã xác định chuyện “hái hoa bắt bướm” là thú vui của giới hay khóc nhè. Như trong thơ của Giang Nam:

Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích

Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi

Bướm và hoa thường là một cặp. Cả hai cùng mang vẻ đẹp rực rỡ của màu sắc. Hoa muôn sắc thì bướm cũng muôn màu. Đó là nhan sắc nhưng cũng là tai họa. Chúng đều bị đày đọa vì sự rực rỡ tạo hóa rộng lượng ban cho. Hình như người đẹp cũng vậy. Hoa bị hái, bướm bị bắt. Có tập lưu bút nào không mang xác chết của bướm bị ướp dẹp cùng với những cánh hoa khô ép mình trong  những trang thơm mùi học trò.

http://image.congan.com.vn/thumbnail/CATP-480-2018-6-2/nghe-nuoi-buom-1.jpg
Khách đang lựa tranh bướm.

Chuyện thời tuổi nhỏ thường nhỏ, chuyện mưu sinh của người lớn thường lớn hơn. Ngày nay tại Việt Nam có những cơ sở nuôi bướm để làm tranh bướm rất được du khách ưa chuộng. Người đầu tiên làm nghề “giết” bướm có lẽ là anh Nguyễn Trọng Thắng. Cũng là tình cờ mà anh được đưa vào cái nghề…sát bướm này. Vào khoảng năm 1992, gia đình anh sinh sống bằng nghề bán nước giải khát trên đèo Bảo Lộc. Một bữa có một đoàn du khách người Nhật và Tây Ban Nha ghé vào quán của anh kêu nước uống. Họ nhận ra vùng đèo này có nhiều loài bướm đẹp và một vị khách tốt bụng đã truyền cho anh nghề làm tranh bằng bướm. Thoạt đầu, anh vào rừng bắt bướm về làm tranh nhưng sau đó anh nuôi bướm để có thể chủ động trong việc sản xuất tranh. Trong hơn 20 năm trong nghề, anh đã lai tạo được 30 giống bướm từ bướm tự nhiên. Trại nuôi bướm của anh hiện có tới khoảng 300 loài bướm hiếm lạ. Anh vẫn tiếp tục vào rừng tìm kiếm những loài bướm mới. Trại nuôi bướm của anh là một khu vườn có cây ăn trái và nhiều loại hoa cỏ. Anh giăng lưới bốn bề để giữ bướm không bay ra ngoài được. Bướm được bắt bằng vợt để khỏi mất phấn màu hoặc gãy cánh. Sau đó sẽ dùng formol và các chất hóa học chích vào bướm. Bướm chết nhưng cơ thể vẫn còn nguyên màu sắc. Tranh bướm của anh đầy tính nghệ thuật và được xuất cảng qua các nước Nhật, Hàn, Nga, Pháp, Tây Ban Nha.

Trại bướm của anh Thắng có bán các giống bướm qua các giai đoạn từ trứng, ấu trùng tới bướm giống. Cũng như những “bạn” ngày thơ ấu của chúng ta như ve sầu, chuồn chuồn, đom đóm, vòng đời của bướm cũng trải qua nhiều giai đoạn. Vào mùa xuân, bướm cái giao phối cùng bướm đực. Đặc biệt là bướm cái chỉ giao phối một lần. Sau đó khi có con đực đến ve vãn, bướm cái sẽ khép cánh lại từ chối. “Nàng” thủ tiết để đẻ trứng làm nhiệm vụ truyền giống. Trứng được đẻ trên lá hoặc thân cây và được dính chặt để không bị rơi xuống đất. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào loài và các yếu tố môi trường, thường từ 3 tới 8 ngày. Sau đó trứng nở khi ấu trùng phá bỏ lớp vỏ và chui ra.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/37/Papilionidae_-_Papilio_machaon-2.JPG/220px-Papilionidae_-_Papilio_machaon-2.JPG
Sâu bướm

Ấu trùng được gọi là sâu bướm. Bữa ăn đầu tiên của sâu bướm chính là vỏ trứng. Vỏ trứng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết để sâu bướm phát triển. Sau đó sâu bướm sẽ ăn cây và trải qua nhiều lần lột xác. Sau mỗi lần lột, sâu bướm sẽ to hơn và ăn lớp da vừa lột để bổ sung protein và dưỡng chất. Ở giai đoạn này sâu bướm chỉ ăn, thải phân và lột xác cho tới giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị hóa nhộng. Khi đã sẵn sàng hóa nhộng, sâu bướm sẽ đi lang thang trên cây để tìm một nơi an toàn. Chúng sẽ tạo ra một lớp da đặc, dày và khỏe mạnh làm cho lớp vỏ cuối cùng bị ố.

Giai đoạn nhộng là thời kỳ nghỉ ngơi nhưng thực ra là thời kỳ mà bên trong chuyển đổi mạnh mẽ nhất. Nhộng không ăn, không di chuyển và chỉ cần một cái chạm nhẹ nhộng sẽ rơi xuống đất. Bất động bên ngoài nhưng bên trong là một quá trình phân hủy, thay đổi cơ thể. Quá trình này được gọi là histoblast chuyển đổi sâu bướm thành bướm. Bướm trưởng thành, được gọi là imago, xuất hiện từ lớp biểu bì với cái bụng sưng lên và đôi cánh bị nhem nhuốc. Trong vài giờ đầu, bướm sẽ bơm máu vào tĩnh mạch trong cánh để mở rộng cánh. Các chất còn sót lại trong quá trình biến đổi, được gọi là meconium, sẽ được thải ra từ hậu môn. Một khi cánh đã được mở rộng hoàn toàn và được se khô, bướm trưởng thành sẽ bay đi hút mật hoa để sống. Có nhiều giống không ăn chay như vậy mà hút chất lỏng bên trong xác chết của các loài vật, hoặc hút bùn hoặc chất thải của các động vật. Đôi khi chúng hút mồ hôi, nước mắt của rùa và cá sấu vì trong đó có chứa natri làm tăng khả năng sinh sản của bướm. Rồi chúng bay đi kiếm bạn tình. Chúng tìm và bắt cặp với nhau bằng cách khoe màu. Một số loài bướm dùng hương để tìm tới nhau. Hương tỏa ra từ vài miếng vảy trên cánh con đực tạo ra mùi thơm thu hút con cái. Rồi lại đẻ trứng…

https://assets.isu.pub/document-structure/230203091352-a5b25bb19dda2de1b86f1a5325704b03/v1/82dfbd9eb6c469bc86d03075343b9f4c.jpeg?width=720&quality=85%2C50
Nhộng bướm.

Thứ bướm mà các cô nàng nho nhỏ mê say vì màu sắc lộng lẫy là bướm ngày. Màu sắc của chúng được tạo ra từ hàng ngàn vảy nhỏ li ti được xếp lên nhau. Đôi khi chúng là những hạt có màu nhưng thông thường thì bề mặt của các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu sắc liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển. Thường thì bên dưới cánh có màu xám hoặc nâu, khác xa với màu sặc sỡ ở phía trên. Những màu xấu xí bên dưới dùng để ngụy trang khi cánh được xếp lại để thoát khỏi cặp mắt sân lùng của chim và các loài sâu bọ khác.

Bướm đêm Hercules. Ảnh: Lepiforum
Bướm đêm.

Ngoài bướm ngày còn có thứ bướm đêm. Mấy anh dân chơi lại khoái loại bướm không biết bay này hơn. Nói vậy là nói bóng nói gió nhưng thực tế có loại bướm đêm biết bay thiệt. Mà có nhiều chứ không phải ít. Theo Viện Smithsonian, có tới 160 ngàn loài bướm đêm trong khi bướm ngày chỉ có 11 ngàn loài. Cánh của bướm đêm có xu hướng màu tối, thường là xám, nâu hoặc màu ngà. Bướm đêm chịu phận nhu mì vì chúng thường đi ăn đêm, ban ngày chúng đậu ngụy trang trên những vật màu tối như vỏ cây chẳng hạn. Khi ngủ, hai loại bướm cũng khác nhau. Bướm ngày khép cánh một cách có ý tứ trong khi bướm đêm mở rộng cánh hoặc duỗi hai cánh dọc theo thân thể.

https://vanvn.vn/wp-content/uploads/2021/12/Nguyen-Binh-vanvn.jpg
Nguyễn Bính (1918-1966)

Bướm nhởn nhơ bên hoa là một khung cảnh thơ mộng. Các nhà thơ rất kết với hình ảnh rất thơ này. Hầu như các nhà thơ đều dính phấn bướm. Từ Đỗ Phủ, vua Thiệu Trị, Mạc Đĩnh Chi của thuở xa xưa đến những Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Xuân Quỳnh rồi Phạm Thiên Thư, Trần Vấn Lệ, Bùi Chí Vinh, Quan Dương, Lê Hân của ngày nay. Nhưng người lậm bướm vào thơ nhất không ai qua mặt được Nguyễn Bính. Cái giậu mùng tơi trong bài thơ “Người Hàng Xóm” chúng ta hầu như ai cũng biết.

Giá đừng có giậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng
Có con bướm trắng thường sang bên này

Trong toàn bộ 270 bài sáng tác trước 1945 của Nguyễn Bính, có tới 75 bài dính tới bướm. Tính chi li ra thì cứ đọc trung bình 3,6 bài thơ của thi nhân chân quê này, chúng ta lại bắt gặp một cánh bướm. Tác giả Đỗ Anh Vũ , trong bài “Những Cánh Bướm Đa Tình” đã phân tích rất kỹ về hiện tượng bướm trong thơ Nguyễn Bính: “Về định danh theo tính chất, có các loại bướm như: bướm xưa, bướm yêu, bướm lười, bướm xuân xanh, bướm già, bướm láng giềng, bướm giang hồ, bướm tiên, bướm non, bướm dại… Cuối cùng là những trường hợp bướm xuất hiện với tư cách của chủ thể hành động. Cánh bướm ở đây thêm một lần nữa được hiện lên với các sắc màu vô cùng sinh động, thể hiện sự nhân cách hoá cao độ của nhà thơ trong việc tri nhận bướm với những hành động và cảm xúc của con người: lũ bướm tưởng hoa, bướm lại sang, bướm khép cánh, bướm hãy vào đây, bướm quả quyết yêu hoa, bướm vẽ vòng, bướm hẹn về, bướm nói điêu, bướm lại ong qua, bướm cánh nghiêng nghiêng, bướm vờn hoa, bướm rũ trăm năm, bướm tha phương, bướm cưới hoa hồng, bướm có bằng lòng, bướm dậy thì, bướm đi tu, bướm chê hoa vàng, bướm chẳng chung tình, bướm dạy nàng thêu, bướm lại đưa tin, bướm ra công vẽ bùa, bướm ủ hoa… Một trong những độc đáo của Nguyễn Bính là dùng bướm để biểu thị cho người đàn ông mà trước hết là cho chính mình: “Bao giờ bến mới gặp đò / Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau”(Tương tư)…Nhìn chung, cánh bướm trong thơ Nguyễn Bính luôn được đặt trong mối quan hệ với tình yêu, trở thành biểu tượng của tình yêu và thể hiện một nhân sinh quan về tình yêu”.  
Nhà viết chèo Hoàng Tấn, một người bạn thân của Nguyễn Bính, tiết lộ: "Nguyễn Bính có một tập thơ đầu tay chưa in mà Bính rất trân trọng. Đó là tập thơ Bướm. Bính tự nhận tiền thân của mình là Bướm, nên lấy bút hiệu là Điệp Lang, tự coi mình là Hồ Điệp, Trang sinh, hồn bướm mơ hoa, những giấc bướm đã ru Bính vào giấc mộng triền miên, quên cái thực tại đau buồn, suốt thời thơ ấu. Bên cạnh tập thơ Bướm đó, Bính còn cho tôi coi bộ sưu tập khá công phu về những cánh bướm đủ loại, đủ cỡ, đủ sắc màu mà Bính săn bắt trong những năm tháng ở Thái Nguyên, Phú thọ, Yên Bái, Cao Bằng...".

Cứ nhùng nhằng với Nguyễn Bính không biết tới bao giờ mới dứt ra được vì chúng ta còn phải xem qua nhiều nghiên cứu về chuyện bướm và thi nhân. Tôi muốn đọc vài câu thơ về bướm của các nhà thơ mật thiết với chúng ta hơn. Tôi vẫn ưa cái nghịch ngợm duyên dáng trong thơ Quan Dương. Thử đọc một bài ngăn ngắn của nhà thơ đang cùng nhịp thở với chúng ta, coi như cái xoải cánh uể oải của chú bướm…chắt răng!

Ngày em chưa biết điểm trang
Như hoa còn búp xanh rờn ngây thơ
Tôi con bướm đực còn tơ
Đậu trên búp nụ tỉnh bơ. Ngu đần.

Nước trôi lách kẽ ngón chân
Búp xanh đã nở nụ hồng mãn khai
Biết soi gương kẻ chân mày
Biết chôn tuyệt tích thơ ngây xuống mồ

Tôi vừa cũng hết dại khờ
Biết đau khi vẫy tay chia cuộc tình
Bây giờ em đã thành tinh
Bao nhiêu bướm khác chực rình chung quanh

Ngày xưa đậu búp em xanh
Ngu không hút nhụy nay đành...chắt răng!

10/2024