Cứ gì mình

Thơ xuân

Một mùa hè Montréal

Thế hệ X

Trà dư tửu hậu

Chuyện tầm phào

Chớm thu

Sống và chết

Chuyện chó

Ta đã làm chi đời ta

Bên ngoài sân cỏ

Cho

Đồng

Hanoi

Lồng

Mới

Tiếc

Trăm

Trầu

Nhớ

Oan

Giấy vệ sinh

Từ chuyện Cô vi

Lại chuyện Cô vi

Sẹo BCG

Tonton Mỹ

Tuyến đầu

Cám ơn

Mũ áo xênh xang

Anh thư

Cắt tóc mùa dịch

Xi-nê ngoài trời

Nóng

Hứa

Câu

Bum

West Point

Cà Cuống

Chân dài

Harris ở Montréal

Karaoke

Các bà Phần Lan

Cabane à sucre

Xe lửa

Ông địa

Rượu đế

Tháng tư nghĩ về sách Sàigòn cũ

Tình Nguyện Viên

Phở Dậu

Tôm hùm

Dầu gió

Đô la đỏ

Lương khô

Đi gặp Nguyễn Trãi

Tiến sĩ giấy

Vịt

Cứ tưởng bở

Cu Tin

Mày - Tao

Răng khểnh

Bên lề tổ tôm

Khai bút

Tuyết ơi là tuyết

Nhạc chế

Ve sầu

Việt Nam tại Paris 2024

Chuồn chuồn

TUYẾN ĐẦU

Nếu New York là ổ dịch cô Vi của Mỹ thì Montreal chúng tôi là ổ dịch của Canada. Khi tôi viết bài này, thứ sáu 24/4, số người nhiễm bệnh  tại thành phố tôi đã ngụ cư được 35 năm là 10.897 ca, số người chết là 808. So với New York thì chẳng ăn thua chi nhưng so với Canada thì có ăn thua. Canada có số người nhiễm là 43.888 người và số tử vong là 2.302. Montreal lãnh gần một phần ba số tử vong toàn Canada! Nếu so với con số của tỉnh bang Québec mà Montreal là thành phố chính, thành phố cũng dành phần hơn. Số nhiễm tại Quebec là 22.616 và số tử vong là 1340.

Thủ hiến của Quebec là ông Francois Legault, trong cuộc họp báo hàng ngày vào ngày thứ năm 23/4, cho biết là tại Quebec có 9.500 nhân viên y tế đã “đào ngũ” trong đó có 5.550 người không nhiễm bệnh. Ông tha thiết kêu gọi: “Xin quý vị trở lại giúp chúng tôi. Chúng tôi cần quý vị. Tôi khẩn thiết kêu gọi quý vị. Hệ thống y tế không thể hữu hiệu với 9.500 người vắng mặt”.

Nghe thì đau xót nhưng chẳng trách được họ. Tôi đã thấy hình ảnh một bác sĩ trẻ tạt qua nhà, chỉ đứng ngoài cửa vẫy chào các con qua lớp kính, rồi thui thủi vào lại bệnh viện. Họ sợ con virus bám trên người làm khổ gia đình. Nhiều y tá và bác sĩ phải ở luôn trong nhà thương hoặc mướn phòng ngủ qua đêm dù nhà cửa khang trang rộng rãi. Ông bạn tôi có ba đứa con bác sĩ đã nói với tôi: “Trong xe mỗi đứa đều có sẵn cái túi đựng quần áo và đồ vệ sinh cần thiết để, nếu nhiễm bệnh, là ở luôn trong nhà thương, không bén mảng về nhà”.

cong dong nguoi viet tai phap tang nhieu suat an giup cac bac si chong dich covid 19
Những người ở tuyến đầu
.

Phơi người ra đón virus là một chuyện, sợ lây bệnh cho vợ con là một chuyện khác, những chiến sĩ ở tuyến đầu này cần quá nhiều nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh. Cũng tiền tuyến đấy, nhưng tiền tuyến của chiến trận có ranh giới đàng hoàng, kẻ địch ở trước mặt, cứ phía trước mà tiến, trong khi tiền tuyến chống virus không có ranh giới, địch quân vô hình, chẳng biết trước sau. Lo lắng phận mình, lo lắng cho người thân, nhiều người không chịu nổi áp lực nên đành phải đào ngũ. Biết vậy mới thấy khâm phục những người đang ngày đêm vất vả trong gian nguy để dành mạng sống của con người. Có khi phải thế bằng mạng sống của chính mình.

2
Bác sĩ James T. Goodrich ở New York.

Như Bác sĩ James T. Goodrich ở New York. Ông là một bác sĩ giải phẫu thần kinh, chuyên về những ca phẫu thuật bệnh nhi phức tạp nhất. Năm 2017, tên ông đã vang danh thế giới khi mổ tách hai bé song sanh McDonald bị dính não. Ca mổ lịch sử này đã được truyền hình trên khắp thế giới. Cha mẹ các bệnh nhi đã gọi ông là người tạo ra phép lạ. Bạn đồng sự trẻ của ông, Bác sĩ Minh Ngọc, đã viết về cá tính của con người tài năng nhưng hết sức nhũn nhặn này: “Ông từng là Thủy quân Lục chiến trong chiến tranh Việt Nam. Là chàng trai trẻ nhập ngũ với lý tưởng bảo vệ hòa bình cho một xứ sở đang bị đe dọa, chứng kiến những tang thương phi lý của chiến tranh mà trẻ em chịu thiệt thòi nhiều nhất, khi trở về học Y khoa rồi theo chuyên khoa Ngoại Thần kinh Nhi, ông đã đi khắp các nước nghèo ở châu Phi, châu Á, Trung Nam Mỹ để giảng dạy, đào tạo và mổ từ thiện. Những bệnh nhi phức tạp cần trang bị hiện đại, ông đưa về New York mổ trong chương trình từ thiện của ông. Từ kinh nghiệm ở Việt Nam, ông mang lòng trắc ẩn với những quốc gia nhược tiểu nghèo khổ thua thiệt, bị kẹt trong vòng kiềm tỏa của các cường quốc tranh giành quyền lợi chính trị. Tuy nhiên, ông không hề đến Việt Nam, Bắc Triều Tiên và Cuba làm việc. Ông nói với mình: "Những chính phủ không có đủ điều kiện và khả năng lo cho dân mới cần được giúp đỡ, khác với những chính phủ chỉ lo củng cố quyền cai trị mà không cần lo cho dân". Ông và vợ đáng lẽ kỷ niệm 50 năm ngày cưới năm nay, đã đồng lòng lúc mới lấy nhau là không có con. Mình nhiều lần nói với ông tiếc quá, nếu ông có con, con của ông thừa hưởng trí tuệ và tài năng sẽ đóng góp nhiều hơn cho thế giới. Ông nói "Nếu có con tôi phải lo làm kiếm tiền để nuôi nó ăn học, không có con tôi có thể làm việc theo ý nguyện, không cần để ý tiền bạc". Ông đã nhiễm Covid-19 và ra đi đúng vào ngày cuối tháng 3, ngày vinh danh các bác sĩ National Doctor’s Day!

1
Bác sĩ Usama Riaz, người Pakistan.

Như bác sĩ Usama Riaz, 26 tuổi, người được vinh danh là anh hùng tại Pakistan. Ông thuộc toán mười nhân viên y tế phụ trách việc khám nghiệm dân Pakistan từ Iraq và Iran về nước. Sau đó chữa trị những người bị lây nhiễm tại trại cách ly Gilit ở Kashmir. Làm việc trong môi trường thiếu hụt mọi đồ bảo hộ, ông nhất định không rời công việc. Sáng ngày 20/3, ông không dậy nổi. Người ta vội đưa ông vào bệnh viện và cho ông dùng máy trợ thở. Hai ngày sau, ông lìa đời. Ông được Bộ Trưởng Bộ Thông Tin Shams Mir vinh danh là anh hùng của dân tộc. Tên tuổi ông được dân chúng Pakistan ghi nhớ và ngưỡng mộ. Nếu Pakistan có đủ các dụng cụ bảo hộ cho các nhân viên làm việc tại các bệnh viện thì chúng ta không có những anh hùng khốn khổ như vậy.

Tôi chỉ nhắc tới hai trường hợp, một già một trẻ, một ở xứ giầu có và một ở nơi nghèo nàn, nhưng các chiến sĩ tuyến đầu trên thế giới trút bỏ mạng sống khi đang ra sức chống lại kẻ địch vô hình không phải chỉ có vậy. Tôi vào trang mạng Medscape, tới mục ít vui: “In Memoriam: Healthcare Workers Who Have Died of Covid-19” và biết được sự thực não lòng. Tính tới ngày 24/4, trên toàn thế giới có 594 nhân viên y tế tử vong vì cô Vi! Họ kê tên và chi tiết từng người trên 15 trang, xếp theo vần ABC, và không cộng tổng số. Đây chỉ là những con số họ thâu thập được, có thể còn nhiều hơn nữa. Và họ yêu cầu các nơi tiếp tục cung cấp. Con số không dừng tại đây. Tôi phải ngồi đếm số tử thi trên từng trang, cộng lại mới ra con số trên. Cả đời tôi chưa bao giờ làm một con tính cộng não lòng như vậy!

3

Đó là những anh hùng trong trận chiến toàn cầu. Họ phi thường. Vì họ quan tâm tới bệnh nhân của họ hơn chính họ. Tôi rất thích bức hình các nhân viên y tế tươi cười với những miếng giấy trên tay: “We stay here for you. You stay home for us”. Họ tận tâm trong công việc cứu nhân độ thế, vậy là quá đủ, mắc mớ chi họ phải  khuyên chúng ta ở trong nhà để khỏi nhiễm bệnh. Bởi vì trong họ đầy ắp tình thương đồng loại. Cho tới nay, bệnh cô Vi ác ôn chưa có thuốc chủng cũng như thuốc chữa, vậy cách tránh lây nhiễm tốt nhất là ở nhà cho khỏi lây lan. Phòng thân là việc của chúng ta, sao họ phải lo? Đó là thiên chức của họ: nghĩ tới sức khỏe của mọi người.

“Stay Home”, núp trong nhà, đó là chuyện mỗi người phải tự giác thi hành để giữ mình khỏi bị cô Vi thăm hỏi. Nhất là những thành phần dễ lây nhiễm gồm người tuổi tác hoặc có bệnh mãn tính. Tôi biết thân biết phận nên thu mình ở nhà rất kỹ, tránh…Vi chẳng xấu mặt nào. Lớn xác nhưng thua đứa bé nhỏ xíu, cũng được. Đành chịu phận hèn. Chuyện núp coi bộ cũng dễ dàng nhưng đôi khi, trời nắng đẹp, đứng trong nhà nhìn ra ngoài đường, cũng muốn mở cửa. Chiếc xe nằm đó trong thời xăng thì rẻ, xe thì rảnh, mà bó thân trong bốn bức tường, thiệt bức bách. Một độc giả luống tuổi phôn tới phân bì: ông còn có máy này máy nọ, tôi trơ thân với mấy cuốn sách đọc đi đọc lại, bó chân bó cẳng chịu không nổi. Chắc tôi phải…bứt phá! Nhiều người chán bị tù túng trong nhà như vậy nhưng họ không hiền lành như tôi. Họ kiện chính phủ.

Vụ kiện xảy ra ngay tại thành phố Montreal chúng tôi. Ông luật Jean-Félix Racicot kiện chính phủ đã “tạo ra khủng hoảng để làm thay đổi đời sống xã hội”. Biện pháp này, vì vậy, “vi hiến và phản dân chủ”. Ông xin tòa hủy bỏ tất cả các lệnh và chỉ thị được chính phủ tỉnh bang Quebec ban hành từ giữa tháng 3. Những lệnh và chỉ thị này, theo luật sư Racicot, rõ ràng “quấy nhiễu những quyền tự do căn bản” bao gồm quyền hội họp, quyền thực hành tín ngưỡng và quyền kiếm sống. Trong lý đoán dài tới 33 trang, ông Racicot đã liệt kê tất cả các biện pháp được chính phủ tỉnh bang sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch Covid-19. Phiên tòa này khá đặc biệt khi các luật sư của hai bên biện hộ qua hệ thống video và các phóng viên nghe bằng điện thoại. Riêng ông luật sư bên nguyên Racicot đã phải thân hành đến tòa vì máy của ông bị trục trặc kỹ thuật. Điều này là cơ hội cho luật sư của chính phủ Mario Normandin. Ông nói: “Ông đâu có bị trát giam giữ đâu. Ông  đang tự do. Ông thong thả tới tòa này”. Luật sư Normandin tố thêm: “Ông ta đã sai lầm khi nói bị giam cầm. Chúng tôi chỉ yêu cầu dân chúng tự nguyện ở nhà trong thời gian có bệnh dịch. Và lý do của việc này rất giản dị là bảo đảm mạng sống của họ”. Ông chánh án Louis-Paul Cullen đã xác quyết việc giãn cách xã hội khác với việc giam giữ bất hợp pháp. Ông đưa ra một ví dụ: một hành khách trên xe lửa bị ngừng vì một biến cố nào đó, ông ta có bị hạn chế hoạt động nhưng không thể nói là bị giam cầm bất hợp pháp.

Thời buổi mọi chú ý của con người đều nhắm vào đại dịch đang gây tử vong cho hàng trăm người mỗi ngày trong phạm vi tỉnh bang Québec chúng tôi mà tòa án phải xử một vụ kiện lảng xẹc như vậy, nghe thấy bực. Nhưng bất chấp hiểm nguy, có những người bất tuân lệnh giãn cách xã hội để xuống đường mang cờ quạt đòi quyền tự do…lây bệnh còn lảng xẹc hơn. Đó là chuyện xảy ra ở bên Mỹ. Chuyện này làm những người đang vất vả lo cứu mạng sống con người phải bỏ dở việc cứu người, xuống đường ngăn chặn.

This photo shows a nurse facing down a protester in Arizona. Picture: Claudia Rupcich
Đối đầu với dân xuống đường ở Arizona.

Thứ hai 20/4, hàng trăm người đã tụ tập trước tòa nhà quốc hội tiểu bang Arizona để phản đối lệnh nằm nhà của Thống Đốc Doug Ducey. Họ vẫy cờ ủng hộ Tổng Thống Trump và mang những biểu ngữ viết những câu “Give Me Liberty or Give Me Covid-19” hay “Cure Is Worse Than Virus” hoặc “Make America Work Again”. Họ muốn được tự do dù nhiễm dịch, muốn nước Mỹ hoạt động trở lại, coi con vi khuẩn như pha. Cuộc xuống đường luông tuồng làm các nhân viên y tế đang vất vả diệt dịch nóng mắt. Cô y tá của bệnh viện Phoenix tên Lauren Leander, trong ca nghỉ không làm việc, cũng xuống đường để ngăn cản đám người có thể sẽ là bệnh nhân của cô. Mặc đồ y tá, bịt khẩu trang, cô ngang nhiên đứng chắn trước đoàn người biểu tình. Các y tá khác dàn hàng ngang cạnh cô. Họ đứng yên lặng nhưng cương quyết khi những người biểu tình chửi rủa mạt sát họ. Cô Lauren Leander nói với đài ABC 15: “Tiếng ồn ào điếc tai nhưng chúng tôi có mặt để nói lên tiếng nói của các bệnh nhân của chúng tôi và những người đang nhiễm bệnh. Họ sẽ chung lưng với chúng tôi nếu họ khỏe mạnh, để yêu cầu mọi người tuân lệnh ở trong nhà. Những người này có tin vào con vi khuẩn hay không là chuyện của họ. Nhưng rồi chúng tôi cũng sẽ phải chữa bệnh cho họ”. Hình ảnh cô Leander và các bạn cương quyết đứng ngăn cản đã được truyền hình đi khắp thế giới. Và họ đã được khích lệ. “Tôi hãnh diện vì không phải chỉ có tôi mà còn có nhiều bác sĩ và nhân viên y tế muốn tham gia nếu họ có thời giờ. Những hình ảnh sống động này cho thấy, khi những người biểu tình xuống đường chống lệnh giãn cách, họ đã tấn công những nhân viên y tế Mỹ và  những công dân khác”.

Healthcare workers stand in the street in counter-protest to hundreds of people who gathered at the State Capitol to demand the stay-at-home order be lifted in Colorado. Picture: Alyson McClaran
Y tá ngăn chặn xuống đường tại Denver.

Trước đó một ngày, ngày Chủ Nhật 19/4, tại Denver, tiểu bang Colorado, cũng có cuộc biểu tình tương tự. Các thiên thần áo trắng lại phải ra tay. Ký giả Marc Zenn có mặt tại chỗ, kể lại sự việc. Hai y tá đứng chặn trước đoàn người biểu tình. Một dân xuống đường hét lên: “Đây là một đất nước tự do. Xéo qua Tầu nếu muốn cộng sản. Anh đi làm, sao chúng tôi không được đi làm?”. Bác sĩ Anthony Fauci, Giám Đốc Viện Quốc Gia Bệnh Truyền Nhiễm, người thường xuất hiện trong các cuộc họp báo về Covid-19 tại Tòa Bạch Ốc, nói với đài ABC: “Rõ ràng đây là một phát biểu đứng trên khía cạnh kinh tế, không ăn nhập chi với con virus. Ngay cả khi chúng ta chế ngự được con virus, cũng không thể có sự hồi phục kinh tế hoàn toàn đâu!”.

Ước gì những người đang la hét ngoài đường được đọc mấy dòng nhật ký của bác sĩ Jason Hill. Ông là bác sĩ tại phòng cấp cứu của bệnh viện Presbyterian ở New York. Tôi chỉ xin trích dịch một đoạn ngắn. “Tôi nhận bốn đồng nghiệp vào phòng cấp cứu hôm nay. Bốn người! Họ có những triệu chứng thông thường. Một tuần trước, họ bị ho và thấy người gây gây sốt, đau mình mẩy, mệt và mất khứu giác. Họ ở nhà uống Tylenol, húp chút súp gà và suy nghĩ không biết bị lây bệnh của bệnh nhân nào của họ. Họ ở nhà, rửa tay và mong bệnh tình thuyên giảm. Nhưng sự thuyên giảm không tới. Họ ho nhiều hơn, di chuyển ngả nghiêng trong nhà và họ biết rất rõ chuyện gì đã xảy ra. Họ tới bệnh viện, từng người một, người này không biết người kia cũng đã bệnh như mình. Tôi ở trong phòng với bốn chiếc ghế có bốn đồng nghiệp ngồi với bốn ống trợ thở cắm vào bốn lỗ mũi. Tôi đã quen nhìn những người xa lạ, những bệnh nhân mà tôi săn sóc như một con người, nhưng họ vẫn là những người lạ. Giữa tôi và họ có một khoảng cách. Lần này thì khác. Họ là bạn và đồng nghiệp của tôi. Những người đã cùng tôi sát cánh chiến đấu với bệnh tật. Đây là đồng sự của tôi. Tôi đã nhiều năm học hỏi được kinh nghiệm bên họ. Họ khiến tôi mạnh mẽ, hiệu quả và thêm khả năng. Chúng tôi đã cùng nhau cứu được mạng người, đánh mất mạng người và cùng trải qua những gì giữa hai điều đó. Nhưng bây giờ họ ở bên kia tấm màn. Tiếng ho của họ dội vào tai tôi mạnh hơn, nỗi sợ của họ là nỗi sợ của tôi, tôi khám họ như quấy rối họ, không giúp gì được, không chữa trị gì được, họ ở trong con đường bất lực không làm chi được của tôi. Tôi chỉ có thể ở bên cạnh họ và hy vọng. Họ trấn an tôi, một cuộc hoán đổi vị trí với sức mạnh của họ. Tôi thấy dễ chịu hơn với sự ngưỡng mộ họ. Tôi thấy dễ chịu hơn với nước mắt. Tiền tuyến, bữa nay tôi thực sự cảm thấy đang ở tiền tuyến”.

Joannie Rochette, 2010 Olympic Bronze Medalist in Figure Skating.
Tân Bác Sĩ Joannie Rochette, vận động viên trượt băng nghệ thuật, huy chương đồng Thế Vận Hội Vancouver, 2010
.

Họ như một đoàn quân oai hùng, chỉ biết tiến tới trên cả hai mặt trận: trong bệnh viện và dưới đường phố. Người trước ngã, người sau nối bước. Có nhiều người biết cô Joannie Rochette, vận động viên bộ môn trượt băng nghệ thuật của Canada. Tôi phải thú thật không biết cô này dù cô đã đại diện Canada thi đấu trong hai kỳ thế vận hội mùa đông Turin vào năm 2006 và Vancouver năm 2010. Cô đã đoạt huy chương đồng giải cá nhân tại Vancouver. Chỉ hai ngày trước khi thi đấu, mẹ cô đã đột ngột qua đời ở tuổi 55 vì bệnh tim. Cái chết của mẹ khiến cô nghĩ tới việc học y khoa. Ngày thứ sáu 24/4 vừa qua, cô nhận bằng bác sĩ y khoa của Đại học McGill. Năm nay cô 34 tuổi. Thành phố Montreal chúng tôi có thêm một bác sĩ mới. Không, phải nói là một chiến sĩ mới. Vì chưa cầm nóng tay văn bằng tốt nghiệp, cô cho biết sẽ tức khắc xung phong làm việc trong các nhà già ở Montreal, nơi mà con virus Covid-19 đã cướp đi nhiều mạng sống của các cụ. Có tới 80% số tử vong tại thành phố  nằm trong các nhà già! Cô nói với đài RDS vào ngày thứ bảy, một ngày sau khi trở thành bác sĩ: “Tôi không quan tâm tới sức khỏe của tôi. Đúng ra phải nói cũng sợ chút chút vì tôi không phải là Superwoman. Dù còn ít tuổi và sức khỏe tốt nhưng tôi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Cái làm tôi sợ hơn cả là nhìn thấy cảnh thiếu nhân viên y tế trong các nhà già, hàng đống việc phải làm và tình trạng tồi tệ nơi đó”.

Chưa biết ngày cô xông pha vào nơi tuyến đầu chống dịch. Nhưng cô đã sắn tay áo. Ngày đó chắc có thể đếm trên đầu ngón tay.

04/2020