Chí
Chuông
Đá
Đạo
Dị
Điện
Gả
Gầy
Giữa
Hắt
Hôn
Lái
Lão
Mũi
Nem
Ngẫu
Ngáy
Nghề
Ngứa
Nguội
Nguy
Nhám
Nhất
Nuôi
Phởơơơ
Quậy
Tắm
Tán
Tem
Thú
Tim
Trăm
Trúng
Tụt

Xìu
Xuân

 

XUÂN

Tết là tiếng kèn ra quân của mùa xuân. Nó lì xì đồng đều cho mỗi người một tuổi. Có muốn nhận hay không nó bất biết. Cứ nhét vào tay. Cỡ tuổi tôi thì món quà này chẳng muốn đón nhận. Báu gì mà nhận! Nhưng chạy đâu cho thoát?

anh quen quá những cuối năm cà chớn 
ngó hiên người xuân mới lắm chạy vô 
anh chạy đâu thì cũng không có tết 
nên chạy ra xuống phố chắc đỡ buồn 
(Nguyễn Nam An)

Chạy xuống phố, trốn tết, nhưng chắc chắn tuổi vẫn cứ dính vào người. Tuổi nào? Còn tuổi nào nữa! Câu hỏi tưởng như cà chớn nhưng thực ra rất…khoa học. Thứ tuổi mà tết ấn vào tay là tuổi thời gian (chronological age), cứ sống một năm trên đời là có một tuổi. Tuổi này cũng gọi là tuổi hành chánh bởi vì chúng được tính trên tất cả mọi thứ giấy tờ hành chánh. Cứ thay lịch là thay tuổi. Tôi tưởng chỉ có tôi buồn khi tuổi bỗng rơi xuống đôi vai, nhưng nhà thơ Quan Dương cũng có nỗi buồn y như tôi.

Hôm nay không giống hôm qua 
Bởi vì ta phải chịu già chút thêm 
Dẫu ta cứng cỏi xâm mình 
Cũng không tránh khỏi rưng rưng ngậm ngùi

Ngậm ngùi chi cũng vậy. Tuổi thời gian rất công bằng, ai cũng lãnh nguyên con, không ai hơn ai kém. Có những thứ tuổi khác không được công bằng như vậy. Như tuổi trí lực chẳng hạn. Bằng tuổi nhau nhưng đầu óc mỗi người khác nhau. Người ta tính thứ tuổi mà tiếng Hồng Mao kêu là mental age này bằng cách đo chỉ số thông minh IQ. Đó là thứ thang bậc cho người ta tính toán mức phát triển trí óc tương ứng với từng độ tuổi. Tỉ như một em bé 10 tuổi trả lời được tất cả các câu hỏi được coi là chuẩn mực về phát triển trí óc của một đứa trẻ 10 tuổi thì chỉ số IQ là 100. Nếu cũng đứa bé 10 tuổi này mà không trả lời đúng được những câu hỏi chuẩn mực của độ tuổi của nó mà chỉ có thể trả lời được những câu hỏi dành cho một đứa bé ở độ tuổi 8 tuổi thì hơi bết, chỉ số IQ của nó chỉ là 80. Nhưng cũng đứa bé 10 tuổi mà trả lời được những câu hỏi dành cho độ tuổi 12 chẳng hạn thì chỉ số IQ của nó là 120, thông minh hơn người! Người thường thường bậc trung có chỉ số IQ = 100 chiếm đa số, chắc chúng ta đều ở vào hạng thông thường này. Khoảng 18% có IQ từ 101 đến 119 thuộc hạng thông minh và 15% có IQ thấp hơn trung bình. Nếu bạn có IQ trên 120 thì… số dách. Bạn là người thông minh khác thường. Trên nữa thì là xuất chúng. Nhưng nếu chỉ số IQ dưới 70 thì thuộc loại chậm phát triển, không khá!

Tuổi tâm lý là loại tuổi đo mức đặc trưng tâm lý của con người theo từng độ tuổi. Các nhà tâm lý học phân biệt đời sống tâm lý của con người qua các giai đoạn chính: tuổi ấu thơ, tuổi tiền mẫu giáo, tuổi mẫu giáo, tuổi đi học, tuổi vị thành niên, tuổi thành niên, tuổi trung niên, tuổi lão niên. Mỗi tuổi có những đặc trưng riêng. Tuổi mẫu giáo thiên về trực giác, tuổi thanh xuân nhiều mơ mộng, tuổi lão niên thường hoài cổ.

Tuổi xã hội lại tính tới chuyện khác. Chuyện về khả năng xử sự và thích ứng với hoàn cảnh xã hội của mỗi người. Tuổi loại này phụ thuộc nhiều vào trình độ văn hóa, sự từng trải, kinh nghiệm sống và mức độ thành thục về phương diện tâm lý. Cứ nhìn quanh ắt chúng ta sẽ thấy là có những người non tuổi mà xử sự rất chững chạc trong khi có những người đã cứng tuổi mà lại ngô nghê trong những tình huống của cuộc đời!

Như vậy tết chỉ đếm thêm cho con người một tuổi thời gian mà không phát búa xua cho mỗi người được những cái tuổi rắc rối kia. Chúng ta có thêm hiểu biết, mẫu mực, khôn ngoan hơn hay không là tùy chúng ta. Tết không ăn nhậu chi vào chuyện này được. Khôn ngoan nhất có lẽ là cụ Khổng. Cụ không chơi với những thứ tuổi được phân tích chi ly cặn kẽ trên mà cụ đặt riêng ra một loại tuổi thực tế hơn. Thứ tuổi không những bao gồm được sự phát triển của con người về trí óc, tâm lý, xã hội mà còn đề cập tới những mục tiêu cụ thể cho mỗi giai đoạn của đời người.

Giai đoạn 1: “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”. Mười lăm tuổi thì để hết tâm trí vào việc học. Học có nghĩa là thu thập kiến thức nhưng đồng thời cũng tu dưỡng tâm tính.

Giai đoạn 2: “Tam thập nhi lập”. Ba chịch cái xuân xanh thì coi như đã ổn định cuộc sống trong gia đình, ngoài xã hội.

Giai đoạn 3: “Tứ thập nhi bất hoặc”. Tuổi này thì không còn mê hoặc, đã chín chắn, kinh nghiệm đầy mình nên nhìn những sự việc xảy ra trong xã hội một cách rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa.

Giai đoạn 4: “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”. Tuổi này ngon rồi, biết rất rõ sứ mệnh của mình, nắm vững qui luật của thiên nhiên và xã hội nên xử sự rất ngon lành, dễ công thành danh toại.

Giai đoạn 5: “Lục thập nhi nhĩ thuận”. Sáu chịch, lên cụ rồi tuy chưa được lãnh tiền già, nhưng đã hiểu cặn kẽ nhân tình thế thái nên dễ thông cảm và khoan dung hơn, nhìn những trò đời không còn thấy chướng tai gai mắt.

Giai đoạn 6: “Thất thập nhi tòng tâm sử dục, bất du cửu”. Tới cái tuổi cổ lai hy này thì đạt tới mức tâm tính và đạo đã hợp nhất, mọi thứ đã thành bản năng nên nghĩ gì hay làm gì cũng đều hợp đạo, không vượt ra ngoài quy tắc.

Tuổi kiểu Khổng Tử như vậy là tổng kết hết mọi thứ tuổi kiểu phân tích của Tây phương. Cụ này đúng là…cụ Khổng, khôn hết biết, ngôn một lần bằng người ta lai rai nhiều lần. Ấy chết, tôi còn quên một món…lai rai của phương Tây. Đó là tuổi sinh lý. Nó là cái chi chi vậy? Đó là loại tuổi phản ảnh mức độ phát triển của con người về mặt sinh lý. Nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, dinh dưỡng, kinh tế, xã hội, văn hóa. Loại tuổi này đang…hot! Nó núp dưới chữ “sex” để chi phối cuộc sống con người ngày nay. Hầu như mọi lãnh vực đều bị nó hớp hồn. Xuân cũng vậy. Xuân là giai đoạn hot nhất của cuộc đời một cá nhân. Vậy thì tuổi nào là tuổi xuân?

Tuổi xuân tính theo kiểu…Nguyễn Bính là mười sáu.

Lòng Xuân lơ đãng, má Xuân hồng 
Cô gái Xuân mơ chuyện vợ chồng 
Đôi tám Xuân đi trên mái tóc 
Đêm Xuân cô ngủ có buồn không?

Xuân ngày nay đến trễ hơn. Mười tám tuổi. Đó là tuổi trưởng thành theo pháp lý. Ở Bắc Mỹ tuổi này đã tấp tểnh ra ở riêng để tạo một mùa xuân riêng. Ở Việt Nam, 18 tuổi vẫn lả tuổi ăn chưa no lo chưa tới, nhưng đã có những giấc mơ thầm kín. Mười tám tuổi, cô bé Quỳnh Như, con nhà giầu ở Huế, nhân vật trong trường thiên tiểu thuyết “Mùa Biển Động” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, có một buổi mừng sinh nhật rất vui vẻ và sinh động. Cô bé vừa lạc vào tuổi mười tám có lẽ không làm vừa ý nhà thơ. Cái thân thể vừa tròn mười tám mùa xuân đêm đó có ngủ được đâu! Đây là mẩu đối thoại giữa hai chị em ngủ chung giường.

“ Thôi ngủ đi. Quá khuya rồi.”

“ Em không ngủ được, trong lòng cứ nao nao thế nào!”

“ Hay mày phải lòng đứa nào rồi? Đêm nay có thấy đứa nào coi được đâu.”

Quỳnh Như thành thật tâm sự:

“ Em chả chú ý đến ai cả. Em chỉ thích có mỗi một mình em. Đêm nay em thấy mình lạ quá. Em lớn hẳn lên, đẹp hẳn lên. Qua mười tám tuổi, chao ơi, thiên hạ không ai dám gọi em là con bé nữa. Phải kêu “cô” đàng hoàng. “Thiếu nữ”, ừ nhỉ, em đã thành một thiếu nữ như ai. Từ nay nhất định em không thèm mặc jupe xanh đi học nữa. Phải áo dài. Chị biết không, hồi tối anh Ngô mời em làm người mẫu cho anh ấy vẽ bức tranh thi tốt nghiệp đấy”.

……..

Năm nay lên mười tám tuổi, trong nhà không ai hiểu cho cô cả…Mình muốn kể cho chị ấy nghe niềm hãnh diện đáng yêu của mình đêm nay, niềm thương bao dung mình muốn mọi người trên thế gian đều được chia sẻ âu yếm. Thiếu nữ! Mười tám tuổi! Thiếu nữ! Ôi chao, thật là tuyệt vời. Quỳnh Như bất giác cười khúc khích. Quỳnh Trang quay lại hỏi:

“ Mày còn định bày trò gì nữa!”

Quỳnh Như cười rồi đáp:

“ Chẳng có trò gì. Thấy vui nên cười, thế thôi.

“ Con này điên rồi.”

“ Có lẽ.”

Mười tám tuổi xuân như vậy đó! Ngủ nghê gì được đâu! Xuân nó ma quái lắm. Nó nhung nhăng cùng khắp. Mười tám tuổi là xuân. Chưa tới mười tám tuổi nhưng trong đêm động phòng cũng là xuân. Động phòng thì xuân quá đi chứ. Mười lăm tuổi đã làm người lớn trên giường tân hôn xuân đến như thế nào? Hai đứa bé nhà quê cùng mười lăm tuổi trong tiểu thuyết “Mẫu Thượng Ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh, Điều và Nhụ, chơi với nhau từ nhỏ, lấy nhau theo sự sắp đặt của người lớn, đã có một đêm xuân trặc trẹo. Cô dâu Nhụ vào phòng rồi gài ngay then cửa. Chú rể Điều năn nỉ. “Nó kiên trì gọi lần thứ hai; lần này tiếng gọi êm êm, năn nỉ như tiếng hát. Đến lúc mỏi mồm, Nhụ mới lên tiếng:

“ Đừng có vào. Đây ngượng lắm.”

“ Nhưng ông bảo: Đây phải ngủ với đấy.”

“ Rõ dơ! Đây nhất định không cho đấy vào đâu.”

Phải có sự can thiệp của người ông, phải năm lần bảy lượt vừa liều mạng, vừa năn nỉ, Điều mới có cơ hội. “ Điều đã nhanh như chớp ôm lấy cái thân hình lẳn chắc mới chớm nở của cô bé. Nhụ cố chống đỡ song lần này không nổi, đành chịu thua. Điều luồn ngay bàn tay xuống dưới yếm, sờ ngực Nhụ. Điều có vẻ thích chí cười khúc khích. Nhụ khẽ hỏi:

“ Sao mà cười?”

“ Tớ cười “cái” của đằng ấy.”

“ Làm sao?”

“ Cậu có nhớ thằng lính khố đỏ ở ngoài đồng hôm xưa, nó nhìn đằng ấy và nó nói thế nào không?”

“ Không nhớ!” Nhụ trả lời khẽ nhưng là nói dối.

“ Nó bảo: “ Chum chúm núm cau”. Tức là nó bảo “cái” của đằng ấy…nó to bằng cái núm cau.”

“ Thật là dơ!” Nhụ lại huých tay vào ngực Điều. Và toàn thân cô chợt nóng ran khi tay Điều mân mê đôi ngọc nhũ của nàng.

“ Sao nó chóng lớn thế nhỉ? Sao nó chóng to thế nhỉ?”

“ Chỉ điêu thôi!”

“ Thật đấy! Đằng ấy sờ vào của mình mà xem. Ba tháng trước nó chỉ to bằng cái núm cau. Hôm nay nó đã bằng quả táo rồi.”

Tay Điều từ vùng ngực đã không cưỡng lại được sự tò mò những điều bí hiểm, nó lần mò đi xuống vùng dưới, quá cái rốn, tìm đến một miền kỳ lạ mềm mại và mượt như nhung, mát rượi, nóng bỏng…Bàn tay vừa chạm tới vùng cấm địa thì bất thần bị chặn lại. Chặn đứng! Bàn tay của Nhụ không biết bằng cách nào, đã nắm chặt bàn tay của Điều. người con trai cảm thấy cổ họng khô đến rát bỏng. Nó hỏi:

“ Sao thế?”

“ Chưa được đâu!”

“ Sao lại chưa được? Có ai cấm đâu?”

……….

Nhụ ấp úng tìm lời mãi mới nói ra một cách rõ ràng:

“ Cô Mùi bảo bây giờ “cái trên” chỉ mới bằng quả táo thì phải cố nhịn…không được động tới “cái dưới””

“ Thế bao giờ mới được đụng tới “cái dưới?”

“ Bao giờ “cái trên” to bằng cái bánh dầy thì “cái dưới” mới…”

“ Nó mới làm sao?”

“ Nó mới chín.”

Hay thật! Cái ấy mà cũng chín hay sao? Câu chuyện dớ dẩn của đôi vợ chồng trẻ đến đây thì ngừng. Hai đứa cười khúc khích, rồi ôm lấy nhau mà ngủ suốt đêm”.

Hai đứa trẻ này bị tục tảo hôn bắt đi tìm một đêm xuân hơi sớm. Cụ Khổng dạy chẳng bao giờ sai. Thập hữu ngũ nhi chí vu học. Mười lăm tuổi phải ráng mà học. Chúng còn phải bỏ nhiều công để học bài học…xuân!

Cũng cụ Khổng phán: “ Thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du cửu”. Bảy chục niên thì đã đắc đạo nên nghĩ hay làm gì cũng đều hợp đạo. Ông bạn họa sĩ Trịnh Cung năm nay cũng đã mấp mé bờ…cổ lai hy, chắc ông làm gì cũng hợp đạo! Chuyện ông vừa làm là chuyện…đổ! Người ta đồn rằng, chỉ một mẩu tin nhắn: “Em cần một bờ vai để khóc” của Phương Lan là Trịnh Cung đã “đổ” rồi!”. Trịnh Cung nói về cái sự…té của ông: “Một cô gái trẻ đẹp làm thơ hay, gửi cho tôi một tín hiệu đẹp như thế thì không “đổ” mới là “có vấn đề” (cười). Mọi chuyện xảy ra không thể nhanh hơn thế. Chúng tôi cứ thế là ập vào và bốc cháy thôi!” Nhà thơ Phương Lan, chỉ đúng hai chục cái xuân xanh…tiếp lửa: “Tôi không giấu giếm. Tôi đã “tự đổ” trước khi thốt lên điều đó. Tôi cũng còn đủ tỉnh táo để biết rằng anh ấy “đổ” là vì xiêu lòng. Xiêu lòng vì thấy tôi “đổ” anh ấy đứ đừ rồi! Trong chuyện “bốc cháy” này, chẳng biết ai là lửa, ai là rơm! Nhưng nói chung là lúc ấy chẳng còn biết gì cả. Tôi bị choáng váng đúng như tôi vẫn thường…mơ thấy!” Vụ cháy này sanh ra một phản ứng phụ: nhà thơ hai chục tuổi vác cái bụng. Họ sống với nhau trong một mùa xuân chắc không có trong tâm trí của Ngài Khổng. Mùa xuân của riêng họ.

Người ta vẫn thường nghĩ là những người làm văn nghệ không có tuổi. Họ chỉ có tết! Họ lúc nào cũng như những đứa trẻ hồn nhiên trong cuộc đời. Ông bạn Trịnh Cung vốn là người hồn nhiên. Hồn nhiên quá đi chứ. Suốt đời ông chỉ đi tìm cái đẹp. Còn cái đẹp nào hơn cái đẹp của một trái cây vừa “chín”. Ông đã làm hồng một trái cây chín. Tôi cùng một lứa với ông, chẳng làm được như ông. Ông Trịnh Cung, tôi nợ ông một chầu rượu…xuân!

01/2007