35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Đọc "Chuyện gần chuyện xa" của Võ Kỳ Điền và Nguyễn Minh Ngọc

Trường Kỳ: sống để ăn

Ông văn nghệ

Đọc "Lang thang trên phím chữ" của Đỗ Cẩm Sơn

Đọc "Ngô Thế Vinh, bằng hữu và văn chương"

Lướt qua "Đường Chữ Sau Lưng" của nhà thơ Luân Hoán

Đọc "Hư Ảo Cõi Hương" của Luân Hoán

Cảm theo "Liên Hoa Thi" của Luân Hoán

Đọc "Thơ Khánh Trường"

Trần Hoài Thư, trên những gian nan

Nguyễn Tiến Đức, bạn tôi

Đọc "Cùng Nhau Đất Trời" của Khánh Trường

"Mượn Dấu Thời Gian" của Phan Nguyên

Năm mươi năm CHU VĂN AN

Đồng môn Trần Anh Tuấn, trong một bài viết ngắn về những nghi vấn trong tiểu sử của Chu Văn An trên Tạp Chí Thế Kỷ 21, số tháng 3 năm 2005 mới đây, đã kết luận: “ Chu Văn An là hình ảnh một kẻ sĩ tiết tháo, khẳng khái và can cường. Một hình ảnh trang trọng mà người Việt tôn thờ hàng sáu thế kỷ qua và sẽ tiếp tục trong những thế kỷ tới. Hình ảnh ấy luôn luôn là điển hình của ông thầy trong truyền thống Việt Nam mà ngày nay, những ai có chút dính dáng đến danh xưng Chu Văn An cũng luôn luôn thấy hãnh diện, như… kẻ viết những hàng chữ này!”

Chẳng cứ Trần Anh Tuấn, chúng ta, những dân Chu Văn An, không ai là không hãnh diện về ngôi trường mình đã xuất thân. Niềm hãnh diện của chúng ta xem chừng mặn mòi hơn những niềm hãnh diện thường có của một học sinh đối với ngôi trường của mình. Tôi vẫn bâng khuâng tự hỏi tại sao vậy?

Phải chăng, 50 năm trước đây, khi trường Chu Văn An của chúng ta theo dòng người di cư vào nương nhờ tại trường Petrus Ký Saigon, chúng ta đã mang một tâm trạng khác thường. Bỏ quê cha đất tổ, bỏ Hà Nội kinh kỳ đài các, bỏ những kỷ niệm một thời tuổi trẻ, chúng ta lếch thếch xuôi Nam vì chữ tự do. Sự mất mát quê hương luôn luôn là sự mất mát lớn lao nhất mà con người phải gánh chịu. Chúng ta bơ vơ trong sự mất mát tột cùng này đến phải co cụm lại với nhau, sưởi ấm cho nhau, vỗ về nhau, an ủi nhau. Cái tình của chúng ta đãi nhau trong hoàn cảnh bị bứt lìa với quá khứ này là cái tình của đùm bọc, của chịu đựng, của yêu thương, của sự cần thiết phải dựa dẫm vào nhau để sống còn trong hoàn cảnh mới. Bởi vậy, chúng ta đã vượt quá tình đồng môn, vượt quá tình bè bạn để đãi nhau tình anh em ruột thịt.

Cái tình ruột thịt này đã được kế thừa từ lớp Chu Văn An này đến lớp Chu Văn An khác khiến dân Chu Văn An chúng ta cột chặt vào nhau như một khối keo sơn gắn bó.

Trong suốt cuộc đời 50 năm của chúng ta kể từ ngày chúng ta di cư vào Nam, hẳn là đã nhiều lần chúng ta nhận ra được chất Chu Văn An nơi những người chúng ta gặp. Trong môi trường của Đại Học, của quân ngũ, của công sở, của xí nghiệp, của trường học, của cải tạo, của tù đầy, của nhục nhằn, của ngược đãi, của lạc lõng, của vượt biên, của ngỡ ngàng, của vất vả, của cuộc đời làm lại , chúng ta đã biết bao lần nhận ra, cảm được chất Chu Văn An nơi những người đối diện. Và khi nhận ra nhau, mặc dù chẳng cùng một niên học, chẳng cùng một thế hệ, chẳng cùng một địa vị, chẳng cùng một nếp sống, chúng ta luôn luôn nhận ra người anh em mới gặp, mới quen như là ruột thịt trong một gia đình.

Năm mươi năm qua, cuộc đời của chúng ta vô cùng biển dâu. Chúng ta sống nhiều hơn những thế hệ người Việt Nam khác. Cuộc đời với từng ấy đổi thay, từng ấy chuyển dời, từng ấy vinh nhục, từng ấy khắc khoải, từng ấy cố gắng, từng ấy vươn lên như cuộc đời của mỗi chúng ta, quả thật chúng ta đã sống hơn một đời người.

Mặc những đổi thay chóng mặt và tận cùng đến như vậy, chúng ta, những Chu Văn An, vẫn không lạc mất nhau. Chúng ta đã mang những mái tóc ông nội ông ngoại tìm đến với nhau từ khắp ngõ ngách trên trái đất này. Chúng ta vẫn bám lấy nhau bởi vì kỷ niệm của ngôi trường thân yêu, chúng ta đã vắt chúng lên vai nhau. Nhìn thấy nhau, chúng ta nhìn thấy lại nhau trong bóng dáng một người học trò khi lòng trai còn tươi rói chữ Chu Văn An.

Tối hôm nay, chúng ta tìm tới nhau, quây quần bên nhau, như chúng ta trở về với mái ấm gia đình. Chỉ việc thấy nhau, ngồi với nhau, chúng ta đã cảm thấy như được sống lại một thời Chu Văn An. Như chúng ta đã từng. Năm chục năm qua.

04/2005