35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Đọc "Chuyện gần chuyện xa" của Võ Kỳ Điền và Nguyễn Minh Ngọc

Trường Kỳ: sống để ăn

Ông văn nghệ

Đọc "Lang thang trên phím chữ" của Đỗ Cẩm Sơn

Đọc "Ngô Thế Vinh, bằng hữu và văn chương"

Lướt qua "Đường Chữ Sau Lưng" của nhà thơ Luân Hoán

Đọc "Hư Ảo Cõi Hương" của Luân Hoán

Cảm theo "Liên Hoa Thi" của Luân Hoán

Đọc "Thơ Khánh Trường"

Trần Hoài Thư, trên những gian nan

Nguyễn Tiến Đức, bạn tôi

Đọc "Cùng Nhau Đất Trời" của Khánh Trường

"Mượn Dấu Thời Gian" của Phan Nguyên

Kỳ

Trước bàn làm việc của tôi, trên bức tường trắng là một tấm hình. Hình chụp…ba người ngự lâm pháo thủ như chữ Trường Kỳ dùng khi trao tấm hình cho tôi. Người mang hình đi rửa không phải là Trường Kỳ. Trường Kỳ có để ý tới chuyện chi! Chính bà xã Trường Kỳ đã cất công mang ba ông lính ngự lâm ra tiệm rửa thành bức hình khổ lớn 8x10. Ba anh lính không quân phục đó là Từ Công Phụng, Trường Kỳ và tôi. Huyền nói: “Em thấy tấm hình đẹp quá, cả ba ông đều cười tươi nên in ra cho mỗi ông một tấm”. Huyền trao  tấm hình cho tôi tại một tiệm ăn ở Montréal. Gặp Trường Kỳ thì phải gặp ở tiệm ăn. Anh không có thời giờ ở nhà. Phòng làm việc của anh như một tiệm bán chạp phô. Máy móc, sách vở bề bộn. Huyền có muốn dọn cũng chẳng được. Hình như những người viết báo chúng tôi đều có cái tật bề bộn này. Bề bộn nhưng thứ tự. Bởi vì nếu có bàn tay khác dọn dẹp là mất dấu tất cả. Cần chi cứ lôi trong cái đống tạp nhạp là ra ngay.

Trường Kỳ bù đầu trong cái đống bề bộn đó suốt ngày. Mỗi tuần bao nhiêu tờ báo đòi bài, bao nhiêu đài phát thanh đòi tiếng nói của anh, tôi chẳng bao giờ hỏi anh nhưng biết là nhiều lắm. Lúc nào anh cũng than không có thời giờ. Nhưng nhậu thì có. Chiếc bụng quá khổ của anh làm chứng cho cái thú mà anh gọi là “đớp hít”. Anh là một người sành ăn uống. Món nào ra món nấy. Cứ vào bàn nhậu là cuộc đời vui rồi. Con người ăn nhậu nhưng cơ thể lại chống đối. Anh vẫn tự hào về cái thân xác có đủ ba món ăn chơi: cao máu, chloresterol và tiểu đường. Ăn xong là lụi một mũi insulin vào người. Xong ngay! Lái xe đi chơi đường trường với anh cứ phải luôn miệng mời anh vào thăm căn phòng số một trên các trạm nghỉ. Buổi trưa, ghé ăn, thấy exit nào có cái bảng Mc Donald’s phải giả bộ làm ngơ. Nhưng anh bất cần. Táp vô ngay. Chơi tuốt. “Sống là cứ enjoy. Chuyện khác tính sau!”

Trưa Chủ Nhật anh ra đi. Chắc chẳng tính toán gì. Xế chiều tôi nhận được tin. Phôn ngay cho ông ngự lâm Từ Công Phụng ở tuốt tận Portland báo tin. Phụng buồn. Chuyện một hồi, nhắc tới tấm hình ba người ngự lâm pháo thủ, Phụng cười gượng. “Mất một tên rồi! Ai kế đây?”. Và anh dành phần. Dành làm chi! Rồi ai cũng tới đó. Buồn tới đó là chấm dứt. Hai tên còn lại mở máy giỡn. Phụng: “Kỳ hắn láo lếu thật. Trẻ nhất mà không chịu xếp hàng lại chơi cái trò ăn gian lẻn đi trước”. Chép miệng: “Nhưng hắn đi như vậy cũng hay. Đùng một cái là xong”. Tôi: “Hắn khôn thấy mồ! Ra đi ngay trên bàn ăn, đúng chỉ số.”

Tối, trằn trọc trong giấc ngủ, tôi nghĩ tới  Kỳ. Mới tán gẫu vung vít đó mà bây giờ một mình nằm trong nhà xác lạnh căm, chẳng nói năng gì. Mà có ai đâu để nói. Vợ con, bè bạn giờ đã ở bên kia sông. Với sao tới. Một mình nơi cõi vắng chắc Kỳ thật rảnh rỗi. Cái mà trong cuộc sống anh không có. Cuốn Tuyển Tập Nghệ Sĩ mới đã xong từ hai năm nay. Tôi đã liên lạc nhà in cho anh. Tôi in thêm tới ba cuốn rồi mà cuốn sách của anh vẫn còn chưa nhúc nhích thêm được chút nào. Hỏi thì anh bảo: “Xong rồi! Moa chỉ cần có được chừng hai ngày để rà lại là xong. Vậy mà vẫn chưa làm được”. Hai năm sống, chỉ cần có hai ngày mà không có. Giờ này chắc anh đã có. Nhưng khi tất tưởi ra đi chắc anh chẳng có thời giờ mang cuốn sách theo. Gì chứ hai ngày rảnh rỗi bây giờ dễ ợt. Nơi xa xôi đó chắc làm gì có báo, có đài phát thanh mà đầu tắt mặt tối!

An nghỉ nhé, Kỳ!

23/03/200