35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Đọc "Chuyện gần chuyện xa" của Võ Kỳ Điền và Nguyễn Minh Ngọc

Trường Kỳ: sống để ăn

Ông văn nghệ

Đọc "Lang thang trên phím chữ" của Đỗ Cẩm Sơn

Đọc "Ngô Thế Vinh, bằng hữu và văn chương"

Lướt qua "Đường Chữ Sau Lưng" của nhà thơ Luân Hoán

Đọc "Hư Ảo Cõi Hương" của Luân Hoán

Cảm theo "Liên Hoa Thi" của Luân Hoán

Đọc "Thơ Khánh Trường"

Trần Hoài Thư, trên những gian nan

Nguyễn Tiến Đức, bạn tôi

TÔ THÙY YÊN, NHÌN GẦN


Tôi không đủ gần nhiều với anh Tô Thùy Yên để nhìn gần vào anh nhưng vẫn cảm thấy gần. Thứ tôi gần anh nhất có lẽ là tôi cùng tuổi với anh. Và anh Hoàng Ngọc Biên. Hai anh cùng bắt đầu cuộc hít thở không khí với tôi đã rủ nhau ra đi. Cách nhau chưa tới một tuần. Anh Biên ngày 16/5, anh Yên ngày 21/5. Tôi chỉ gặp sơ sơ anh Hoàng Ngọc Biên một vài lần khi còn ở Sài Gòn. Hình như chưa hề nói chuyện thẳng với nhau ngoài câu chào hỏi xã giao. Vậy nên gần thì chỉ gần anh bạn đồng tuế Tô Thùy Yên.

Anh Tô Thùy Yên qua Montreal hai lần. Toàn vì chuyện cưới hỏi. Lần trước anh qua dự đám cưới con gái anh Luân Hoán. Lúc đó vì là lần đầu gặp anh nên tôi cũng hơi e dè. Tôi vốn thích thơ của anh nên tự đặt mình vào địa vị độc giả. Cảm thấy hân hạnh có dịp may diện kiến anh tuy cả hai cùng lên đồ lớn, ngồi bảnh chọe cùng bàn.

Lần thứ hai anh qua Montreal tổ chức đám cưới cho con gái lớn Quỳnh Giao của anh. Chuyện cũng ngộ. Cả gia đình anh ở Texas nhưng lại cưới ở Montreal vì chú rể là con dân Montreal. Gia đình anh qua đông đủ, thuê cả một căn nhà lớn trên đường Langelier để trú ngụ trong thời gian lưu lại Montreal. Gọi là lớn nhưng cũng chỉ hơn chục người. Thấy lực lượng quân ta hơi khiêm nhường, anh hú các bạn văn. Vậy là bên nhà gái toàn những anh đực rựa địa phương như Trang Châu, Lưu Nguyễn, Luân Hoán, Hoàng Xuân Sơn, Hồ Đình Nghiêm. Không biết còn ai nữa mà tôi không nhớ. Lâu quá rồi. Đó là năm 2003. Cũng may anh em Montreal ai cũng có gia đình nên kéo theo được một đám rờ-mọt tươi mát cho ra vẻ một đám cưới. Nhưng đám bạn văn từ Boston qua tiếp viện thì toàn loại com-lê cà-vạt. Thành ra nhà gái vẫn đông nam nhân hơn. Tôi nhớ có Phan Xuân Sinh, Trần Doãn Nho, Đặng Phùng Quân, Lâm Chương. Trí nhớ cùn mằng của tôi chỉ vận dụng được đến vậy nhưng số người từ Boston qua đông lắm. Đủ để chúng tôi thì thà thì thọt ra họp bạn ngoài sân nhà hàng trong lúc bên trong vẫn…cưới. Sau đó có màn hậu đám cưới, một cuộc tao ngộ lý thú và bất ngờ.

Nói tới thơ Tô Thùy Yên là phải…ta về. Mà “Ta Về” phải qua giọng ngâm của Phan Dụy mới tỏa ra hết cái trầm hùng của những câu ma mị. Bữa đó có Phan Dụy nhưng chị lại giữ phần MC chứ không ngâm thơ. Bên cạnh “Ta Về”, một bài nổi tiếng khác của nhà thơ là bài “Chiều Trên Phá Tam Giang”. Nhiều câu nhức tim các độc giả thanh niên thời đó. Giờ này có thể trời đang nắng / Em rời thư viện đi rong chơi / Dưới đôi vòm cây ủ yên tĩnh / Viền dòng trời ngọc thạch len trôi / Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối / Căn phòng cao ốc vàng võ ánh đèn / Quyển sách mở sâu đêm. Hầu như lớp độc giả trẻ không ai không biết tới bài này. Một phần họ biết là vì bài thơ đã được phổ nhạc và bài nhạc này rất ăn khách. Ra rả hát trên đường phố. Cách nổi tiếng như vậy không làm hài lòng nhà thơ. Vậy mà bữa đó, anh con trai của Tô Thùy Yên lên hát bài nhạc đó. Trước khi hát anh còn mắm muối là anh biết bài này thân phụ anh không muốn nghe nhưng anh vẫn hát, để giỡn chơi với…cha già!

Năm 2005, anh Tô Thùy Yên vẫn chưa già. Lúc đó anh và tôi mới 66 tuổi. Tôi vừa về hưu nên chân bắt đầu chạy. Một trong những nơi tôi tới là Houston. Anh Tô Thùy Yên đón tiếp tôi rất nồng nhiệt. Trong suốt thời gian ở Houston, anh lái xe đưa tôi đi khắp nơi. Anh làm thơ thì không chê vào đâu được nhưng lái xe thì quả thật không thể khen được. Chiếc xe chạy cà giật cà giật rất hại tim. Anh chằm hăm tay lái thấy tội nhưng luôn tươi cười đưa tôi đi chỗ nọ chỗ kia. Chỗ đêm đêm anh thường đưa tôi tới là một tiệm cà phê bánh ngọt tây. Hình như là tiệm Marguerite (ôi trí nhớ!). Anh đưa tôi tới gặp anh Doãn Quốc Sỹ. Lúc đó anh Doãn còn ở Houston và rất khỏe mạnh. Anh đưa tôi đến nhà chị Hàn Song Tường khi chị tổ chức mừng hai năm tờ Gió Văn, một tờ báo do toàn các nhà văn nữ chủ trương. Tờ báo nay không còn, chị Hàn Song Tường nay cũng đã đi xa.

Anh Tô Thùy Yên cũng đã đi xa. Tôi có một điều ân hận. Mới đây tôi có kiếm ra được hai câu thơ của anh: Ta rảo quanh làng hóng chuyện phiếm / Đời người cũng chuyện phiếm mà thôi. Phiếm là nghề của tôi nên tôi khoái quá, bê luôn vào trang đầu của cuốn Phiếm 22, xuất bản cuối năm 2018. Lòng dặn lòng là sẽ phôn qua anh khi anh ra khỏi bệnh viện. Tới nay vẫn chưa phôn được cho anh. Đành nhắc lại đây mấy câu thơ của anh, để tiễn anh:

Đi như đi lạc trong trời đất,
Thủy tận sơn cùng, xí xóa ta.
Cõi chiều, đứng lại, khóc như liễu:
Có thật là ta đã đi xa?

05/2019

  

1
Song Thao và nhà thơ Tô Thùy Yên.


2
Từ trái: Song Thao,nhà văn Doãn Quốc Sĩ, nhà thơ Tô Thùy Yên.


4
Trò chuyện giữa Song Thao, Doãn Quốc Sĩ và Tô Thùy Yên.


5
Nhà thơ Ngu Yên, Song Thao và Tô Thùy Yên