35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Tiễn NGUYỄN MỘNG GIÁC

1.
Ngày 19 tháng 7 năm 2003, lần đầu tiên tôi ra mắt sách tại một nơi ngoài thành phố Montreal, thành phố tôi định cư. Tôi rất ngại việc ra mắt sách nên trước đó cũng chỉ ra mắt có hai lần tại Montreal, cả hai lần đều cặp với người khác, lần đầu với nhà thơ Lưu Nguyễn, lần thứ hai với nhà thơ Du Tử Lê.

Lần ra mắt sách tại Nhật Báo Người Việt là lần đầu tiên, và cho tới nay là lần duy nhất, tôi ra mắt sách một mình. Ông bạn Phạm Phú Minh là người cầm trịch cho vụ này. Theo chương trình thì trong số các diễn giả không thấy có tên nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Nhưng vào phút cuối, anh Giác muốn lên nói. Anh ứng khầu trong bài nói “Giữa Người Viết”. Đây là một bài nói rất chí tình giữa những người cầm bút với nhau mà anh, tuy ít tuổi hơn tôi, nhưng lại đi trước tôi rất xa trên văn đàn.

Tôi nhắc lại vụ ra mắt sách này chỉ vì anh Giác. Đúng hơn, vì cái tình anh dành cho tôi. Bữa đó chị Diệu Chi cũng có tới dự. Cả hai anh chị đều không nói chi tới chuyện bác sĩ vừa phát giác ra căn bệnh ung thư gan của anh. Ngay ngày hôm sau, anh chị đã về Việt Nam để anh gặp mẹ già lần cuối. Không ai trong thính phòng Lê Đình Điểu của nhật báo NgườiViệt biết biến cố của đời anh Giác vào bữa đó. Anh vẫn nói với giọng dí dỏm cố hữu, vẫn điềm tĩnh như mọi lần anh lên bục thuyết trình. Chị Diệu Chi vẫn cười nói ở bên dưới. Mãi sau này, khi chuyện bệnh tật của anh được mọi người biết, tôi có điện thoại qua hỏi thăm, có nhắc tới buổi đó, chị chỉ nói là anh chị đã muốn giữ riêng chuyện này cho hai người, chuyện không vui nên cũng chẳng muốn làm buồn bạn bè.

Chuyện không vui này đã đưa anh Giác qua một đoạn đời khác.

2.
Tôi nghĩ rằng chuyện dính vào căn bệnh nan y này sẽ đè nặng lên cuộc sống của anh. Cuộc sống sẽ ảm đạm hơn, buồn phiền hơn nhiều, nhưng hình như không phải vậy. Những lần lui tới quận Cam sau đó, khi tới thăm anh, tôi vẫn chỉ thấy một Nguyễn Mộng Giác chẳng có chi khác trước. Anh vẫn chuyện trò vui vẻ, vẫn thăm hỏi chuyện viết lách, vẫn nói tới những dự tính cho tương lai, vẫn tiếc là chưa thực hiện được chuyện này chuyện kia. Anh vẫn sống với chữ nghĩa, mắt vẫn sáng lên khi nhận được một cuốn truyện tôi mang tới tặng anh, vẫn hăng say nói khi đề cập tới chuyện văn chương.

Thân xác anh có bị bệnh tật tô điểm một cách vụng về hơn nhưng con người anh vẫn vậy. Bệnh tật không ghi được một bàn thắng nào nơi con người sống chết với văn chương này. Trước khi tới thăm anh, tưởng sẽ gặp một tình huống ảm đạm, nhưng chỉ qua vài câu chuyện, nụ cười hiền hòa chân chất của anh đã khơi nguồn cho những tiếng cười câu nói thoải mái. Bệnh bị bỏ lại phía sau, như một thứ không cần biết tới. Dĩ nhiên bệnh là một thứ lì lợm, nó vẫn cứ lầm lì đục khoét thân thể anh, nó gây hết chuyện này tới chuyện khác, mỗi lần gặp anh là một lần thấy sức khỏe anh sa sút, nhưng có hề chi, anh vẫn ngồi trên chiếc ghế dài ngoài phòng khách, vẫn đầy đặn với các bạn văn, nhất là những người tới từ xa như tôi, thỉnh thoàng mới có dịp gặp anh.

3.
Tháng 12 năm ngoái, 2011, tôi lại tới quận Cam. Người đầu tiên tôi có ý định tới thăm là anh. Không có xe, tôi phải nhờ các bạn. Bữa đó Thành Tôn chở tôi tới thăm anh. Trước khi tới, điện thoại cho chị Diệu Chi, chị cho biết anh vừa ở bệnh viện về, còn mệt lắm nên chắc không thể gặp được. Tôi giật mình. Tính tôi vốn lạc quan, vẫn cứ tưởng kỳ này sẽ lại gặp anh, vẫn những tiếng cười, vẫn những câu chuyện của những lâu ngày gặp gỡ. Vậy mà anh đã thấm đòn của bệnh. Tôi ngồi thừ người trên xe của Thành Tôn. Thôi vậy! Để khi khác. Khi nào? Tôi hy vọng vẫn còn cơ hội. Vài ngày sau, vẫn chưa thăm được anh, ra cà phê Factory, thấy thiếu Nhật Ngân. Anh bạn nhạc sĩ này cũng vừa vào bệnh viện. Cũng cái anh ung thư dễ ghét đó. Thành Tôn, Đạm Thạch liên lạc với chị Nhật Ngân hỏi số phòng ở bệnh viện. Chị cũng cho biết là anh Nhật Ngân vừa làm chémo còn yếu chưa tiện gặp bạn bè. Anh chàng ung này lộng hành dữ! Về lại Montreal được ít ngày thì nhận được tin anh Nhật Ngân đã xuôi tay đầu hàng. Nay tới anh Nguyễn Mộng Giác.

4.
Hôm qua, tới một cuộc gặp gỡ bè bạn ở Montreal, nghe loáng thoáng thấy vài người nói về hai tập trường thiên “Sông Côn Mùa Lũ” và “Mùa Biển Động”, gia tài quý giá nhất của anh Giác. Họ bàn tán với nhau những gì, tôi không có ý nghe và cũng không có ý tham gia. Tôi bỗng nhớ tới anh Giác, định bụng về nhà sẽ điện thoại với chị Diệu Chi hỏi thăm anh. Ít ngày trước, nhân sắp xếp lại tủ sách trong nhà, tôi bỏ bộ báo Văn Học lên kệ, ngồi giở vài cuốn, bỗng thấy nhớ anh Giác. Ít phút sau, chuông điện thoại reo, chị Diệu Chi bên kia đầu dây. Biết được anh hồi này đã yếu. Biết được anh đã vào nursing home. Biết được gia đình đã sẵn sàng cho tình huống xấu nhất. Qua giọng nói, qua tiếng cười vẫn bám víu suốt cuộc đời làm vợ của chị, tôi đã cảm được sự bình tĩnh và can đảm của chị.

Như một trùng hợp, nói quá một chút, như có sự thần giao cách cảm nào đó, khi tôi xếp lại bộ Văn Học, nhớ tới anh Giác, liền nhận được điện thoại của chị Diệu Chi. Ngày hôm qua, nghe bạn bè nhắc tới những công trình thuộc loại nặng kí của anh Giác, buổi tối, đã lên giường đi ngủ, Luân Hoán điện thoại qua. Anh Giác đã rời nursing home về nhà vào buổi trưa bên Cali. Chắc không còn bao lâu nữa.

5.
Điện thư ngày 28 tháng 11 năm 1998 của anh Giác gửi: “Trong những sách tôi viết, tôi bằng lòng nhất bộ truyện “Sông Côn Mùa Lũ”. Hồi đó khổ quá, hàng đêm viết “Sông Côn Mùa Lũ” như viết di chúc, tất cả tâm thành và tâm sự dồn vào trang giấy. Có lẽ nhờ thế mà sau 20 năm, “Sông Côn Mùa Lũ” vẫn còn làm cảm động được anh chị”.

Trong một lần tới chơi, anh Giác đã cho tôi coi bản thảo tập…di chúc này. Anh viết trên giấy hồi xưa được phát cho các thí sinh làm bài thi, chữ viết rõ ràng, thẳng tắp, hầu như không có một vết tẩy xóa hay sửa chữa. Khác xa với những bản thảo mà tôi đã được coi, của người xưa cũng như người nay. Khác xa với những trang dập xóa, móc lên móc xuống, viết đi viết lại tèm lem của tôi. Khi viết di chúc, quả có khác!

6.
Hôm nay, ngày 3 tháng 7, buổi sáng có chuyện phải ra khỏi nhà. Đúng ngọ trở về. Đọc tin nhắn của Thành Tôn trong điện thoại. Anh Giác đã ra đi vào lúc 10 giờ 15 phút tối qua, ngày 2 tháng 7. Bốc điện thoại gọi cho chị Diệu Chi. Gọi làm chi không biết nhưng dù sao cũng phải gọi. Bên đầu dây bên kia chỉ có tiếng tít tít rối rít. Không ai bắt máy. Mở computer thấy e-mail của Phạm Phú Minh: Giác đã ra đi. Hình như anh Minh cũng có ghi giờ mất của anh Giác. Nhưng giờ nào cũng vậy thôi. Bởi vì anh Giác đã sửa soạn từ rất lâu rồi. Tính từ tháng 7 năm 2003 tới tháng 7 năm 2012, tròm trèm 9 năm!

7.
Chắc sẽ phải đọc lại Sông Côn Mùa Lũ. Chữ ký của Giác vẫn còn nằm trong trang đầu của bản di chúc.

3/7/201