35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

LỆ TRĂNG

Dịp lễ Giáng Sinh  năm 2011, tôi có dịp tới quận Cam và ghé thăm họa sĩ Khánh Trường. Anh vừa hoàn tất bộ tranh thiền 30 bức khổ lớn để triển lãm tại chùa Sùng Nghiêm vào dịp tết Nguyên Đán Nhâm Thìn 2012. Giữa ngổn ngang những bức tranh chưa vào khung, anh giải thích về những bức tranh anh vừa hoàn tất trong nghịch cảnh. Mười năm trước anh bị tai biến mạch máu não, chân bất khiển dụng 90%,  phải ngồi xe lăn, hai tay lọng cọng không thể cầm đũa hay cầm cọ được. Mắt mờ, nhìn một vật thành hai, nói năng ngọng nghịu khó khăn. Một năm sau đó, anh bị thêm hai bạo bệnh: ung thư thanh quản và loét bao tử.

Anh say mê nói về tranh mặc dù giọng anh không còn được rõ ràng. Nơi anh là một sức phấn đấu ghê gớm ít ai có thể có được. Mặt anh toát ra vẻ an nhiên tự tại, vui vẻ và hoạt bát. Hình như sự khó khăn trong sáng tác không làm phiền anh chút nào. Mắt anh nhìn một thành hai, mỗi khi vẽ một vật nào, anh phải sờ vào vật đó, xác định cái ảo và cái thật, rồi theo đó mà vẽ. Khi tôi hỏi làm sao anh ngồi xe lăn mà với lên vẽ được những bức tranh cao ngất, dựng đứng thế kia, anh cười cho biết là nhờ người lật ngược bức tranh để anh vẽ ngược! Khi tôi ngỏ ý muốn xin một bức để làm bìa cuốn Phiếm 11, anh đồng ý ngay. Tôi nói giỡn: “Đã lâu lắm sách của tôi không có bìa Khánh Trường rồi đấy nhé!”. Anh cười không nói chi. Bốn trong số bảy cuốn truyện tôi cho in trước đây, anh đã trình bày bìa dùm tôi.

Ngày hôm sau, tôi mở e-mail đã thấy cái bìa anh gửi cho tôi. Tôi thực sự cảm động. Trong nghịch cảnh anh vẫn đầy đặn với bạn bè. Và rất mừng. Mừng vì sức làm việc của anh. Mừng vì cuốn Phiếm 11, cuốn Phiếm đánh dấu một chặng đường, lại có bìa của Khánh Trường. Như những cuốn truyện của tôi, khi xưa. Khánh Trường ngày nay không còn là Khánh Trường có sức khỏe như trước nhưng cái tâm với hội họa và tình bạn của anh vẫn nguyên vẹn.

Cuộc triển lãm tranh thiền của Khánh Trường rất thành công. Nói về loạt tranh thiền, anh cho biết: “Nhẹ nhàng, thoải mái, giữ cho tâm thân lúc nào cũng an bình. Với cá nhân tôi, Thiền chỉ giản dị thế thôi. Nên khi vẽ những bức tranh liên quan đến chủ đề Thiền, tôi luôn tự nhủ sẽ tuyệt đối trung thành với ý niệm trên. Vì vậy 30 bức tranh trong lần triển lãm này đều được gạn lọc, hạn chế tối đa từ đường nét, màu sắc đến đề tài; cũng như không để mình bị cuốn vào những lãnh địa mới, lạ mà hầu hết họa sĩ đều mong thử nghiệm, khai phá. Cũng có nghĩa tôi dùng một bút pháp rất chân phương, mộc mạc để chuyển tải những giáo lý cơ bản nhất của Phật giáo với mong ước ai cũng có thể tiếp cận và hiểu dễ dàng.”

Một người bạn chung của Khánh Trường và tôi, nhà thơ Du Tử Lê, đã viết về loạt tranh thiền này: “Hơn một bằng hữu từng kể với tôi rằng, ngồi trong xe lăn, tác giả của 30 bức tranh, làm thành phòng tranh “Đáo Bỉ Ngạn” đã vẽ bằng cách nhìn phóng chiếu sự vật theo chiều nghịch đảo. Nói cách khác, dễ hiểu hơn thì, chúng ta sẽ không thể có phòng tranh “Đáo Bỉ Ngạn” sẽ được khai mạc vào Chủ Nhật, 22 tháng 1 tới đây, nếu Khánh Trường không thể vượt, thoát khỏi giới hạn ba chiều không gian: trên / dưới, trái / phải, xa / gần. Mặt khác, vẫn trong cảm nhận của riêng tôi, từ sự vượt, thoát kể trên, Khánh Trường cũng đã xóa bỏ được cái nhìn của những cập đối đãi nhị nguyên, như: đúng / sai, được / mất, hợp / tan, thành / bại…vốn là thuộc tính căn để của mỗi chúng ta, giữa thế gian này. Trong đó, hệ trọng nhất là cái tâm phân biệt hình / tướng. Ông trở về nhất nguyên. Trở về cái Một. Khi đem được tâm trở về nhất nguyên, trở về cái Một, cũng đồng nghĩa với sự kiện Hiền giả / Saga, kẻ thức ngộ đã vượt qua biển đối đãi, để tới được bờ kia. Với tôi, Khánh Trường, qua hội họa của mình, chính là kẻ thức ngộ ấy”.
Một người bạn chung khác của chúng tôi, họa sĩ Đinh Cường, đã nhận xét: “Khánh Trường cũng tự bộc bạch, để thấy rõ hơn  sức mạnh của nguồn cảm hứng sáng tạo nơi anh. Tôi thật sự cảm phục bạn ở Sức Mạnh Của Im Lặng  và tìm chốn  nương tựa cho tâm hồn mình: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Như Nietzsche với hình ảnh Zarathustra đã gợi lên lộ trình sâu rộng của một bậc Đại Bồ Tát giữa lòng đen tối của thế gian. Khánh Trường là hình ảnh của Zarathustra “ Trong tất cả những tác phẩm, ta chỉ yêu những tác phẩm nào được tác giả viết bằng máu của chính mình. Ngươi hãy viết bằng máu rồi ngươi sẽ biết được rằng máu chính là tinh thần.” Zarathustra đã nói như thế.  Khánh Trường đã vẽ như thế” .

Bức tranh bìa của cuốn Phiếm 11 là bức “Lệ Trăng” , trong bộ tranh thiền “Đáo Bỉ Ngạn”, được tác giả giải thích như sau: “Trăng, biểu thị cho chân lý vẹn toàn, sáng, trong, vô nhiễm, an nhiên, tự tại. Nhưng cuộc đời vốn đa đoan với những tham, sân, si, hỉ nộ, ái, ố. Đó là nguyên nhân dẫn đến khổ đau. Những cuộc chiến tranh tàn khốc, nhân danh mọi lý tưởng cao đẹp, thực chất chỉ nhằm mục đích chiếm hữu tài nguyên, bành trướng đất đai, toàn trị chủ nghĩa và áp đặt tôn giáo”.

Cám ơn bạn Khánh Trường và cầu chúc bạn luôn giữ được tâm thân an lạc.

Song Thao
02/2012