35 năm nhạc Từ Công Phụng

Đọc "Mùa Gặt Giữa Hư Vô" của Dương Kiền

Tuyển tập thơ văn hải ngoại năm 2000

Giới thiệu tập truyện "Dì Thu" của Trang Châu

Với Lê Uyên & Phương

Nguyễn Đông Ngạc, một đi...

Chút kỷ niệm với Văn Học

Lớp người hẩm hiu

Quê hương, tình yêu trong thơ Luân Hoán

Thơ Bích Xuân

Nhắc nhớ Chu Văn An

Cái tâm trong nhạc

Luân Hoán - Thường ngày

50 năm Chu Văn An

Nguyễn Tuấn Hoàng - Hoa cuối mùa

Biết đâu đấy

Thầy Chương

Nhẩy Dù

Với Lê Uyên Phương và ĐàLạt

Yến

Kỳ

Hệ Lụy

Khi đến San Jose

Phụng, trở lại với đời

Đọc "Đất Thiên Thai" của Trà Lũ

Lệ Trăng

Hân

Tiễn Nguyễn Mộng Giác

Phan Ni Tấn,, người bắt cái đẹp

Huỳnh Công Ánh, người vượt thoát

Hoàng

Viết cho Nghiêm

Hoàng Xuân Sơn, rất Huế

Võ Kỳ Điền, nối lại cuộc chơi

Ghi vội khi đọc "Pulau Bidong" của Võ Kỳ Điền

Những tháng ngày buồn

Đọc "Đứng Ngẩn Trông Vời" của Hoàng Quân

Hai lần gặp Võ Phiến

Biết đâu đấy 30-4

Một chuyến đi lỡ

Một năm Nguyễn Xuân Hoàng

Phan Ni Tấn và Có Một Thời Ở Quê Hương Tôi

Thành Tôn, một đời mê sách

Viết Cho Chu-Văn-An

Du Tử Lê, rất riêng

Tô Thùy Yên, nhìn gần

Bùi Quyền, đã sống như thế

"Trăm cây nghìn cành" của nhà thơ Triều Hoa Đại

Đọc "Bãi sậy chân cầu" của Khánh Trường

Phạm Xuân Đài và "Đi, Đọc và Viết"

Hà Túc Đạo, người của số mạng

Nhớ Thẩm Dương

Vĩnh biệt Lệ Thu

Đọc "Bốn Biển Là Nhà" của Nguyễn Lê Hồng Hưng

Đọc "Thành Tôn, một đời thắp tình"

Hồ Đình Nghiêm, Tập 2

Giới thiệu "Tuyển Tập Thơ Đức Phổ"

Đọc "Ăn mà không chơi" của Đỗ Duy Ngọc

Đọc "Chuyện gần chuyện xa" của Võ Kỳ Điền và Nguyễn Minh Ngọc

Trường Kỳ: sống để ăn

Ông văn nghệ

Đọc "Lang thang trên phím chữ" của Đỗ Cẩm Sơn

Đọc "Ngô Thế Vinh, bằng hữu và văn chương"

Lướt qua "Đường Chữ Sau Lưng" của nhà thơ Luân Hoán

Đọc "Hư Ảo Cõi Hương" của Luân Hoán

Cảm theo "Liên Hoa Thi" của Luân Hoán

Đọc "Thơ Khánh Trường"

Trần Hoài Thư, trên những gian nan

Nguyễn Tiến Đức, bạn tôi

Đọc "Cùng Nhau Đất Trời" của Khánh Trường

"Mượn Dấu Thời Gian" của Phan Nguyên

Ghi vội khi đọc “PULAU BIDONG, MIỀN ĐẤT LẠ” của VÕ KỲ ĐIỀN

Cuộc vượt biên vào năm 1979 của gia đình Võ Kỳ Điền được nhà nước cộng sản tổ chức theo kiểu “bán chính thức”. Anh đi với vợ và đứa con trai nhỏ chưa biết nói. Tàu lớn, rời bến được bảo đảm an toàn vì đã nộp vàng đầy đủ. Ra khơi gặp mưa gió thuận hòa nên chỉ ba ngày là tới bến. So với nhiều cuộc vượt biên khác, có thể gọi là một cuộc đi dạo biển! Vậy có chi mà phải phiền tới cây viết, nhất là trước 1975, anh chưa bao giờ sáng tác. Anh cũng biết vậy nhưng anh vẫn viết.

Anh có lý do riêng: “Tôi có thằng con trai năm 1980 vừa được hai tuổi. Tôi nhìn con lắc đầu, nếu mình không ghi lại chuyến vượt biên khổ sở vất vả này, thằng con lớn lên sẽ không biết gì hết, biết đâu lại trách ngược lại cha mẹ hồi xưa chắc cường hào ác bá, tham nhũng hối lộ, ôm chưn thực dân đế quốc, thèm bơ thèm sữa mới phản bội quê hương…Vì lẽ đó mà tôi phải rán viết, vừa để kỷ niệm chuyến đi của một đời, vừa để dành riêng cho con lớn lên đọc, để hiểu tại sao cả nhà phải liều chết ra đi, ăn đậu ở nhờ xứ người. Vì từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng viết văn, nên chỉ có ý ghi lại trung thực chuyến đi mà không mảy may thêm thắt vẽ vời. Tôi hì hục viết một mạch không ngừng nghỉ tập hồi ký riêng tư của gia đình”.

Tôi cũng như mọi người, có thói quen so sánh tiềm ẩn trong đầu. Sự so sánh đôi khi làm chúng ta nhìn sự việc một cách lệch lạc. Cái đau nào cũng là cái đau, đâu phải so sánh với cái đau của những người khác để đánh giá cái đau của chúng ta. Bỏ nhà cửa, gia đình, bạn bè, quê hương, lao mình vào một cuộc vượt biển như người không biết bơi bị đẩy xuống nước, nếu tới được bến bờ cũng chưa hình dung ra được tương lai ra sao, vậy thì sự liều lĩnh của mỗi chuyến đi có thể mang ra so sánh để đánh giá hơn thua được chăng. Tôi cho rằng mỗi hành động mang tính mạng mình và những người thân ra đánh đố với rủi may, thách đố với sống chết, đều là những chuyện thuộc loại…ghê gớm. Vậy nên khi anh bạn văn họ Võ ký tặng cho cuốn “Pulau Bidong, Miền Đất Lạ”, tôi có cái tò mò của một người chưa từng vượt biển dù cũng đã nhiều phen toan tính và thất bại.

Cầm cuốn sách dày tới 500 trang trên tay, tôi phân vân chẳng biết ông bạn củ mỉ cù mì của tôi vẽ vời những chi mà tốn cả nửa kí giấy cho một chuyến vượt biển có ba ngày! Nhưng khi đã lậm vào những trang đầu, tôi say mê đọc cho tới trang chót.

Võ kỳ Điền là một người chậm lụt, anh có giận tôi cũng vẫn nói như vậy! Vượt biển là một tiến trình cần sự quyền biến nhanh nhẹn, chậm lụt như anh chắc khó thích hợp. Nhưng các cụ thường nói: thánh nhân đãi kẻ…chậm lụt, anh quả đã gặp thánh nhân. Hội ngộ với bậc ở cõi trên như vậy là một cái may mắn, anh cũng thấy vậy. “Nhưng điều quan trọng nhất khiến tôi đắn đo là chuyến đi khá yên lành, tới bề tới bến yên vui, không lạc đường, không bão tố, không đói khát, không hải tặc. Tôi đâu thế nào đem cái may mắn riêng tư của gia đình để phô trương bên nỗi bất hạnh của biết bao thuyền nhân kém may mắn khác”.

Đọc xong cuốn sách, tôi nghĩ anh phải viết. Anh không thể không viết dù anh chưa bao giờ làm văn. Bởi vì những người nhanh nhẹn, quyền biến mải mê đối phó với những nghịch cảnh trên đường trốn chạy nên không kịp quan sát và ghi nhớ những chi xảy ra trong lúc con người căng thẳng, sẵn sàng đối phó với nghịch cảnh. Võ Kỳ Điền khác, anh là một thuyền nhân thiếu phấn đấu, thiếu tập trung. Người ta chăm chú vào chuyện chính, anh nhẩn nha quan sát chung quanh. Người ta dấn mình vào cuộc sinh tồn, anh lơ đãng chăm chú vào những chuyện…bên lề. Có thể vì cuộc vượt biển hanh thông quá. Nhưng tôi nghĩ tính anh vốn từ tốn nhìn quanh như vậy. Lúc đó anh chưa phải là nhà văn nhưng đã manh nha óc quan sát sắc bén. Anh nhẩn nha kể lại những gì xảy ra chung quanh cuộc vượt biển. Kể một cách rề rà chậm rãi.

Tôi ngỡ mình sắp đọc một cuốn hồi ký khi mở ra những trang đầu, nhưng không phải vậy, có cái chi vượt trội hơn một cuốn hồi ký. Những nhân vật quanh anh như anh Tư Trần Hưng Đạo, Tư Máy Cày, Út Trung, Tô Tỷ, Xám Mã Chải, Quách Linh Hoạt, Dân Gì Đó, Hủ Tiếu, Nhựt Bổn, chị Điệp, chị Kiều, chị Huệ, anh chị Thuần đã trở nên thân quen với người đọc. Không khí Bạc Liêu khi xuất phát chuyến đi, những giây phút trên con tàu BL1648 ba ngày đêm vượt biển, đảo Dừa, đảo Pulau Bidong nơi bến bờ, còn hừng hực trước mắt người đọc là tôi.

Pulau Bidong, địa danh quen thuộc với những người Việt Nam, dù có vượt biển hay không. Nhưng những người không trú ngụ nơi hải đảo này chỉ quen với cái tên. Đọc Võ Kỳ Điền, tôi thấy hình như chẳng ngóc ngách nào của đảo mà tôi không đặt chân tới. Anh có tài vẽ ra trước mắt người đọc chiều sâu của đảo. Ba chục ngàn người tỵ nạn trú ngụ trong những chiếc lều xập xệ, mua đi bán lại, chẳng có tổ chức…địa ốc chi, kể cũng lạ. Lạ hơn nữa là từng đó mạng người ăn uống hàng ngày bằng thực phẩm do Cao Ủy Tị Nạn cấp phát, vậy mà không có một cái nhà cầu. Chuyện từng đó cái dạ dầy cần giải tỏa trở thành chuyện tùy tiện đưa tới những cuộc cãi vã rất khôi hài. Võ Kỳ Điền là người biết thưởng thức sự khôi hài bốc mùi này và biết cách chia sẻ với người đọc. Sáng sớm, anh rủ bạn leo tuốt lên trên núi cao để hưởng cái thú ị…núi! Vừa sản xuất, vừa ngắm biển phía bên dưới. Rủi một bữa, nhân viên của tàu bệnh viện chạy ca-nô dưới biển quay phim trên núi. Trong tầm ngắm có hai nhân vật đang hở hang thi hành việc quan. Biết sao bi chừ? Họ thấy hết trơn hết trọi. Rủi họ phổ biến trên các phương tiện truyền thông thì mặt trên mũi dưới lộ ra hết. Biết mần răng? Hai chàng rủ nhau cầm giấy chùi che…mặt!

Gấp trang cuối của cuốn “Pulau Bidong, Miền Đất Lạ”, tôi bỗng nhận ra: tôi không đọc một cuốn hồi ký mà đã thực sự đọc một cuốn tiểu thuyết. Mà lại là cuốn truyện hay với những sự kiện tiếp nối nhau rất hấp dẫn, không khí luôn chạo rạo thay đổi, và cái duyên tinh khôi của cây viết chưa nhuần nhuyễn với giấy. Tất cả là nhờ óc quan sát và tài kể lại của một người chưa viết đã hứa hẹn thành danh. Cùng với cuốn truyện, chúng ta có được một nhà văn đầy tiềm lực!

03/2018