Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

ĐỌC VĂN HỌC HẢI NGỌAI

Lời dẫn: Đọan văn dưới đây đề cập tới một số truyện của tôi, được trích từ một bài viết về Văn Học Việt Nam tại Hải Ngọai của ông Hòang Ngọc Hiến, nhà phê bình văn học , hiện cư ngụ tại Hà Nội. Tôi chưa được hân hạnh quen biết hay gặp gỡ ông Hòang Ngọc Hiến nên chưa có cơ hội xin phép trích đăng đọan văn này. Tôi xin mạn phép tác giả lấy từ trang nhà của Việt Báo Online . Việt Báo Online đã đăng bài phê bình này trong nhiều kỳ báo.Quý vị độc giả muốn có tòan văn bài viết xin vào www.vietbao.com số ngày 30 tháng 7 năm 2001 và các số kế tiếp. ( ST )

“Cái đẹp hoàn hảo lơ lửng tỏa ra từ lối sống của cộng đồng”.

Trong sự “chập chờn cơn tỉnh cơn mê” những ngày tháng cuối đời, triết gia Trần Đức Thảo có đưa ra được một ý tưởng sáng sủa về cái đẹp: “… ý thức trong lời kêu gọi chính nó đặt ra sự đòi hỏi… cái đẹp trong sự hoàn thiện những quá trình nghiệm sinh” (achèvement des processus vécus) (1). Trong khi có những tác giả, trong cơn tuyệt vọng, muốn nôn mửa trên bàn nhậu cũng như trên trang giấy, thì những nỗ lực của những nhà văn đưa cái đẹp vào nhằm “hoàn thiện những quá trình nghiệm sinh”, độc giả riêng tôi hết sức quí trọng. Cái đẹp “ở đâu cũng có, vấn đề là mình có nhìn thấy và biết chia sẻ hay không?” (Nguyễn Xuân Hoàng). Để nhìn thấy cái đẹp phải có tài và có tình, để chia sẻ cái đẹp phải có tài nghệ, phải thực sự có tài năng nghệ thuật mới làm cho độc giả cảm nhận được cái đẹp một cách tự nhiên, một cách tự do và cũng chỉ từ sự cảm nhận tự do này mới có sự “hoàn thiện những quá trình nghiệm sinh”. Trong sự náo động các trường phái hiện đại, hậu hiện đại cạnh tranh bác bỏ nhau, biết đâu ý tưởng của Trần Đức Thảo lại là tiền đề cho một sự đổi mới sâu sắc về mỹ học. Từ ý tưởng của Trần Đức Thảo, tôi liên tưởng đến một quan niệm về nghệ thuật của đạo diễn Trần Anh Hùng mà tôi cảm thấy như có sự gần gũi, sự tương đồng. Anh cảm nhận nhiệm vụ cốt yếu và cuối cùng của người làm phim là nắm bắt “cái chất hoàn hảo lơ lửng tỏa ra từ lối sống của cộng đồng”, tìm đúng “cái cách đưa người xem vào cảm giác về cái hoàn hảo đó.” Theo tôi hiểu, cái “hoàn hảo lơ lửng” không phải là lý tưởng, càng không phải là cái lý tưởng được suy ra, vẽ ra từ một chủ thuyết, hoặc từ những “tổng lộ tuyến”… Bị ám, bị khống chế bởi loại lý tưởng này, người sáng tác trở thành vô cảm trước “cái hoàn hảo lơ lửng tỏa ra từ lối sống của cộng đồng”. Theo tôi hiểu, cái “hoàn hảo” ở đây sở dĩ hoàn hảo vì nó là sự tổng hợp “chân, thiện, mỹ”, bản thân nó có thể có nhiều thiếu sót. Cái hoàn hảo lơ lửng là cái khó nắm bắt: nó vừa mong manh vừa bền vững, khi ẩn khi hiện, vừa cao vừa thấp, bà già thất học hiểu ra được, nhưng bậc đại trí có khi suốt đời không với tới, khó nhất là nó thường pha trộn với nhiều thứ “không hoàn hảo” và bất hảo.
..............

“Cái hoàn hảo lơ lửng” toát ra từ truyện Chớp Mắt Ngoái Lại (6), của Song Thao, là tình bạn giữa ba người Nghĩa, Vũ và Tước. Họ quen nhau từ “những năm tháng ngây ngô” tiểu học, đến tuổi lớn khôn trở thành những người bạn chí cốt, sau 1975 thì tan tác, mỗi người một ngả. Mười năm sau Nghĩa mới gặp lại Tước bấy giờ làm linh mục, hơn hai mươi năm sau Nghĩa mới gặp lại Vũ trên đất Canada. Trong tình hình rối ren 1975, Nghĩa làm lễ cưới, kết hôn với Diệu, hai người bạn chí cốt không đến dự được. Hai mươi lăm năm sau, Nghĩa và Diệu làm lễ cưới bạc, “Tước ở xa không đến được, Vũ còn xa hơn nữa (tức bên kia thế giới)”. “Chớp mắt đã cưới bạc rồi.” Chớp mắt hai mươi lăm năm. Bao biến động, gian truân trong mỗi cuộc đời: trại cải tạo, vượt biên, định cư… Tất cả chỉ là trong một chớp mắt. Duy chỉ còn lại một cái bền lâu hơn một cái chớp mắt, đó là tình bạn. Đúng hơn, đó là tình nghĩa giữa ba người bạn. Tình là tình thương, nghĩa là tinh thần nghĩa vụ trách nhiệm, chăm lo… Tình thương thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, chăm lo tới người mình thương. Lần gặp nhau sau mười năm, Tước lo cho tương lai những đứa con của Nghĩa và anh đã giới thiệu gia đình Nghĩa với một đường dây “êm ả và hữu hiệu” do “một bổn đạo thân tín của anh tổ chức”. Gặp lại Nghĩa trên đất Canada, Vũ chăm lo giúp gia đình bạn như một “thiên thần hộ mệnh”. Lời trăn trối cuối cùng của Vũ nói với Nghĩa: “Nhớ thương yêu Diệu suốt đời nghe!” (7). Dường như Nghĩa đã linh cảm trước lời trăn trối này, và trước đó, mỗi lần điện thoại, Nghĩa vẫn để Diệu nói ít câu với bạn (8). Có “cái hoàn hảo lơ lửng” tỏa ra từ lối sống của cộng đồng và cũng có “cái hoàn hảo lơ lửng” tỏa ra từ tình nghĩa giữa ba người bạn.

Trong truyện “Auld Lang Syne” (9) của Song Thao, qua hai nhân vật Loan và Ngạn, một kiểu nhân cách người Việt hải ngoại được khắc họa khá tinh tế và hấp dẫn. Loan và Ngoạn đã trải qua những cơn lốc: cơn lốc “30 tháng Tư”, cơn lốc di tản… Tới xứ định cư họ cùng chung số phận: “…. Chạy ra khỏi nước trong cơn hồng thủy táp tới gót chân, kiếm được việc làm mừng muốn chết… chẳng màng đến việc đi tìm việc khác tốt hơn.” Hai mươi năm sau họ cùng làm việc ở một nhà máy. Và ngài mai thì… nhà máy đóng cửa. Nguy cơ trước mắt: mất việc. Một thử thách mới đối với họ. Mất “job” cũng là một cơn lốc: họ đứng trước “một đổi thay khắc nghiệt” và khác với tâm trạng cơn lốc 30 tháng Tư, lúc này họ cảm thấy “trống trải”, vì chung quanh họ “giờ đây toàn là những khuôn mặt da không vàng, mũi không tẹt” (trong xưởng chỉ có họ là người Việt, còn lại là Pháp, Mỹ, Ý, Hy Lạp…). Thái độ của hai người Việt này trước cơn lốc? Một sự điềm tĩnh lạ thường. Đây là những lời nói cuối cùng của họ khi chia thay:

“Loan nước mắt doanh tròng đưa tay cho Ngạn nắm:
-Chúc anh may mắn! Mọi sự rồi sẽ qua. Nhớ lúc mình mới tới đây, lạ nước lạ cái, chẳng biết sẽ sống ra sao. Vậy mà cũng chẳng chết! Giờ này thì nhằm nhò gì…”
“Ngạn rộng miệng cười không thành tiếng:
-Ờ nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ. Giữ cho chân cứng đá mềm nghe Loan!”

Ngay trong tâm trạng “cười không thành tiếng” Ngoạn vẫn dỡn trong lời nói.

Sự điềm tĩnh của họ là sự điềm tĩnh của những người đã từng trải qua sóng gió, đã “bao lần chông chênh những di chuyển, những cắt đứt phũ phàng”, đã sống trong cơn lốc kinh hoàng, và hôm nay, lâm nạn trong cơn lốc này, họ chép miệng, “xá chi một vết xước tay cỏn con” (11). Trong những xã hội phương Tây mà sự phát triển hiện đại trong thế kỷ vừa qua dữ dội và ồ ạt như những cơn lốc, những người “dầy dạn với những cơn lốc”, những người “sống trong cơn lốc như trong nhà của mình” thường có sự điềm tĩnh này. Và đây là đặc tính quan trọng nhất của con người hiện đại. Ở Loan và Ngạn, sự điềm tĩnh còn có một gốc nguồn tư tưởng: hình như họ có ngộ ra được đôi ba điều từ những tư tưởng triết lý phương Đông. Họ “thấm thía lẽ xuất xử”: “Biết được mệnh trời, nương theo thiên mệnh mà sống, con người dễ tránh được sự bẽ bàng” (12); họ coi trọng việc “ngộ được lẽ suy vong trong lúc thịnh thời”, việc “ngộ được cả lẽ thua”, không chỉ “nếm lẽ thắng”, họ “uốn mình vào trái tim trước khi san lợi lộc bên ngoài” (13) (tôi dẫn câu này để lấy ý, cách diễn đạt của tác giả tôi cảm thấy chưa ổn)…

Nhân cách của Loan và Ngạn biểu lộ khá rõ trong cuộc liên hoan tạm biệt ngẫu hứng, đặc biệt được thể hiện trong cách ứng xử của họ với những người thợ Tây khác, với ông chủ người Mỹ và trong quan hệ của hai người với nhau.

Họ không giống như những người ngụ cư rụt rè, khép nép ngồi lủi sang một bên, trong khi đám quan viên làng tự do ăn nói. Loan đã xóa bỏ được hàng rào ngôn ngữ, không có mặc cảm, mỉm cười thoải mái với những người bạn Tây, sẵn sàng đùa rỡn, đối đáp… Một tác phong rất Tây, theo nghĩa tốt đẹp của từ này. Diễn đạt một cách triết học, thì đây là “cá tính tự do”. Một nét đẹp của nhân cách con người trong xã hội dân chủ. Cũng như những người thợ khác, Loan và Ngạn hiểu rất rõ ông chủ là người như thế nào. Có lẽ nét duy nhất có thể thương được ở ông là ham mê công việc, ông “say mê nhà máy hơn vợ con”… Ngoài ra, ông là người “có tính kỹ càng với đồng tiền”, tính toán so kè… và cũng như mọi ông chủ, ông sẵn sàng đối xử tàn nhẫn để khẳng định quyền uy của mình. Trong những giờ phút hấp hối cuối cùng của nhà máy, khi ông chủ xuất hiện với bộ mặt thảm hại, dáng bộ tiều tụy”, thì, “đối diện với ông chủ là những bộ mặt trơ ra bất cần”. Riêng Loan có sự ái ngại. Và đến khi thấy Giulio làm trò hề riễu cợt”” (14) thì Loan xua tay, tỏ thái độ không tán thành. Đến cuối truyện, khi ngoái lại nhìn nhà máy một lần nữa, Loan thấy “ông chủ run rảy từng bước đi, tay rờ rãm từng chiếc máy im lìm dưới những tấm bạt phủ như những chiếc khăn liệm,”, “nàng bất giác quẹt nước mắt. Tình thương cho ông già khốn khổ mà cũng là sự thông cảm chung cho “cái thua muôn thuở của tuổi già lụn bại”. Giọt nước mắt của Loan có ý nghĩa nhân loại phổ biến. Ngôn ngữ của Loan giúp độc giả hình dung đầy đủ hơn con người của Loan. “Nói vô duyên chứ – Loan nói – nếu tôi là con gái ổng, tôi sẽ bằng mọi cách tiếp tục hãng hoạt động để ông vui lòng”… Đây là một câu nói có ý tứ: cảm thấy lời sắp nói gây ấn tượng vô duyên, nên rào trước đỡ sau bằng câu: “nói vô duyên chứ”. Đây là ngôn ngữ của một người có giáo dục. Tôi nhận thấy ngày nay, những vị phụ huynh quan tâm đến việc giáo dục cho con em có ý tứ như vậy trong lời nói càng ít đi, có khi chỉ còn vài ba phần trăm. Chính vài ba phần trăm này là đại diện cho bản sắc dân tộc Việt.

Trong truyện, Loan và Ngạn là hai nhân vật chính, một nữ, một nam. Thông thường, độc giả chờ đợi một câu chuyện tình. Họ không phải là những người tình. Lúc từ biệt, họ nắm tay nhau:

“Chúc anh may mắn! Mọi sự sẽ trôi qua…”
“… Giữ cho chân cứng đá mềm nghe Loan!”

Đây là lời giã từ của những người bạn. Những người bạn mà đường đời cùng trải qua những “đổi thay khắc nghiệt”, những “cắt đứt phũ phàng”. Và ở mỗi người luôn thường trực nối nhạy cảm “sót” cho bạn mình. Trong cuộc liên hoan Loan nói tếu, chọc Peter, không ngờ bị Peter đốp chát lại, vô phương chống cự, “Ngoạn thấy nhột dưới gáy” (15), và anh kịp thời đối đáp, cứu bãn mình. Không thể nói quan hệ giữa Loan và Ngạn là phong cách Tây hay phong cách ta; chắc chắn đó là phong cách văn hóa cao.

Một bạn đọc nói với tôi: “Trong thực tại không có người nào hoàn hảo như Loan! Loan chỉ là mơ ước, trăm lần mơ ước của Song Thao”. Cứ cho là trong thực tại không có người hoàn hảo như Loan, tại sao Song Thao không có quyền mơ ước một người như vậy. Cái “hoàn hảo lơ lửng” vừa là thực tại vừa là mơ ước; đây là cái lơ lửng thơ mộng. Trong thực tại, cái hoàn hảo của nhân vật Loan tản mạn ở nhiều người, có nét ở người này, có nét ở người kia, đậm nhạt khác nhau lại tùy ở từng người, người mang vẻ này, người mang vẻ nọ, cũng tùy từng người mà sắc thái khác nhau. Đây là cách hiểu của tôi về sự “lơ lửng” trong ý niệm “cái hoàn hảo lơ lửng” của Trần Anh Hùng.

Hoàng Ngọc Hiến


Chú thích của tác giả:
1. Xem Phan Huy Đường: Penser librement, Chronique sociale [Suy tưởng tự tại, Ký sự xã hội], 2000, tr. 53.
6. Đăng trong tập truyện Chân Mang Giầy số 6, của Song Thao, nhà xb Văn Mới [Cali], 1999.
7. Sách đã dẫn, tr. 166.
8. Sách đã dẫn, tr. 165.
9. Đăng trong tập truyện Chân Mang Giầy số 6. Auld Lang Syne là tên một bài hát khi tạm biệt khá phổ biến ở nhiều nước phương Tây. Truyện ngắn này mang tên bài ca tạm biệt vì trong truyện có buổi liên hoan tạm biệt của một toán công nhân, trong buổi làm việc cuối cùng trước ngày nhà máy đóng cửa.
10. Xem sách đã dẫn, tr.78.
11. Như trên, tr. 79
12. Như trên, tr. 72.
13. Như trên, tr. 74.
14. Như trên, tr. 75.
15. Như trên, tr.77