Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

GIỮA NGƯỜI VIẾT

Tôi xin phép trình bày một cái ý chung hơi khác một chút là những điều ghi nhận của một ngươi viết với một người viết. Những ghi nhận có vẻ rời rạc, tùy hứng nhưng có lẽ là một quan niệm chung của một số ngưòi viết. Khi nhận được cuốn sách do nhà xuất bản gửi cho đọc trước, tôi có đưa cho nhà tôi đọc một vài dòng trong đó, ở truyện đầu, anh Song Thao viết câu như thế này: “Văn anh chỉ để cho người khác đọc, còn bụt ở nhà không bao giờ thiêng đâu”. Đọc xong nhà tôi cười vì câu này đúng như trường hợp của chúng tôi, tức là nhà tôi không đọc văn của tôi. Và hỏi tại sao thì nhà tôi trả lời là anh suy nghĩ, anh cười, anh khóc, anh buồn, anh giận, anh nhăn tôi biết hết rồi còn đọc chi nữa. Và tôi nghĩ rằng chị Song Thao cũng ở trường hợp y như vậy cho nên chị đã bỏ lỡ một cơ hội rất là nguy hiểm. Chẳng hạn như cái đoạn trong truyện “Nhà Nằm Trong Hẻm” thì phải đặt vấn đề là anh viết truyện này theo hoàn toàn hư cấu hay là theo kinh nghiệm? Và theo kinh nghiệm viết của tôi thì một người không kinh nghiệm không viết được như vậy. Và nếu như mà anh Song Thao trả lời chị như là tôi đã trả lời nhà tôi là hoàn toàn hư cấu thì chúng ta phải công nhận rằng cái hư cấu của anh Song Thao trong truyện này là cái hư cấu hoàn toàn đúng với thực tế kinh nghiệm. Tôi cho đây là truyện hay nhất trong tập truyện, từ kết cấu, từ cách xây dựng nhân vật, từ đối thoại và cái ý nghĩa còn lại, cái dư vọng lại trong suốt truyện. Một truyện rất là hay và phải là một người có một sự tưởng tượng dồi dào thì mới viết được một truyện như vậy. Cũng vì chị Song Thao không đọc anh Song Thao, tôi đoán như vậy, cho nên có nhiều truyện mà anh lừa chị mà chị không biết. Như truyện có nhan đề là “Chuyện Tình Khúc Đầu” thì chị có nghĩ là khúc đầu nó hay hay là khúc cuối mới hay. Quý vị chịu khó đọc khúc cuối và truyện nào của Song Thao cái phần tinh nghịch, cái phần thông minh, cái phần dí dỏm trong đối thoại cũng dành ở những chỗ bất ngờ và làm cho người ta phải có những suy nghĩ về sau và dư hương câu chuyện ở chỗ đó. Và theo kinh nghiêm của một người viết, tôi cho rằng không có gì khó trong việc viết truyện ngắn bằng đối thoại. Viết đối thoại dở làm cái không khí của truyện loãng ra và nếu được đối thoại hay thì đối thoại sẽ dẫn dắt câu chuyện, làm cho câu chuyện tự nhiên và nhân vật sống động. Trong suốt tác phẩm của anh Song Thao, từ Bỏ Chốn Mù Sương, Đong Đưa Cuộc Tình, Còn Đó bóng Hình, Chân Đi Giầy Số 6, Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại và cuốn Bên Lưng Những Con Chữ này, cái phần xuất sắc của anh Song Thao là phần đối thoại. Đối thoại anh viết rất là hay. Nhưng nếu nhìn chung cái không khí và cái thói quen sáng tác của nhà văn Việt Nam và đặt trong một cái bối cảnh làm theo đó, tôi còn thấy rằng cái cách xây dựng nhân vật của anh có một nét riêng.

Tôi thuộc loại nhận thức cổ điển nên tôi cho rằng một truyện ngắn hay truyện dài nếu không có cốt truyện thì cái điều cần thiết là phải có nhân vật. Có thể là có những trường phái mới coi nhân vật không quan trọng, coi nhân vật không cần lý lịch, không cần hợp lý tâm lý nữa, nhưng tôi cho rằng cái quan trọng của tiểu thuyết vẫn là nhân vật. Nhìn lại tiểu thuyết Việt Nam từ trước tới nay, từ những truyện thời Hán học, kể từ khi có quốc ngữ thì nhân vật tiểu thuyết trải qua nhiều cái mẫu rất là thời thượng của từng thời. Cái thời nhânvật lý tưởng phải là những chàng bệnh hoạn một chút, ho lao càng tốt, vì khi chàng mắc cái bệnh nan y đó thì càng mong manh và càng mong manh thì càng có vẻ lý tưởng, có vẻ đáng thương, cái thời của Tố Tâm. Có thời nhân vật tiểu thuyết là những chàng như chàng Dũng, phải là những người ưu tư cho thời thế, gặp người đẹp trong rừng khuya, và mặc dù là bịn rịn trong mối tình xưa với cô Loan nhưng mà vì nhiệm vụ bí mật nào đó, trong đêm tối, vẫn chào người đẹp để ra đi. Cái thời của những cuộc cách mạng không rõ mục tiêu nhưng mà là một huyền thoại gợi hứng cho bao nhiêu thế hệ thanh niên. Rồi có một thời mà nhân vật tiểu thuyết là những người ăn nói ấm ớ, cộc lốc không ai hiểu, mặt nghiêm và buồn, lúc nào cũng suy tư. Cái thời của Bếp Lửa, của Một Chủ Nhật Khác. Rồi có những thời mà nhân vật là những thứ dữ, ăn nói gây sốc, hỗn láo đối với người khác, cái thời mà mỗi lời nói là một cú đấm vào mặt thiên hạ như là một số những nhà văn trẻ hiện nay đang viết. Họ viết những điều mà chính họ không dám làm, nói một câu là dùng những chữ mà con cái họ không dám nghe, trở thành một cái mẫu thời thượng. Tôi cho tất cả những mẫu hình đó trong tiểu thuyết Việt Nam, nói cho cùng, trở thành giả cả. Cái mẫu mà tôi cho là hợp lý nhất, dung dị nhất, là cái mẫu sống chúng ta đang sống hôm nay. Cuộc đời bình thường của hàng ngày, cái cư xử bình thường của tình người, con người là sự tổng hợp của tốt và xấu, của yêu và ghét, của bần tiện và cao thượng, con người dung dị trong đời sống. Và con người đó, dù là chúng ta ghét nó, chúng ta thù nó, chúng ta ác độc với nó, nhưng mà nghĩ cho cùng đều đáng thương. Tôi cho rằng chỉ có hai loại nhân vật: những kẻ đáng yêu và những kẻ đáng thương. Đó là loại nhân vật mà tôi cho rằng người viết tiểu thuyết trong mọi thời đều quan tâm và đưa họ đến gần người đọc. Nhân vật đó tạo thông cảm, tạo liên hệ giữa người viết và người đọc. Đó là những loại nhân vật giả, những loại nhân vật được tạo ra vì nhu cầu nào đó hoặc là vì chính trị, về triết lý, về bất cứ thứ gì nữa đều là những mẫu người không có thật trên đời. Nhân vật của Song Thao là những người thông minh, dí dỏm và dù trong nghịch cảnh vẫn luôn luôn cư xử một cách bình thường và phần nào hướng về cái đẹp. Nói rằng vì vậy mà cái giá trị của truyện của anh Song Thao nó cao tức là chúng ta đã đặt tiêu chuẩn đạo đức lên trên văn chương rồi. Tôi không có ý nói như vậy, nhưng mà nếu một tác phẩm mà sau khi đọc xong làm người đọc không đẹp hơn, không thiện hơn, không an bình hơn thì đọc làm gì! Đời này đã có quá nhiều cái xấu xa, có quá nhiều cái lo nghĩ thì cần gì phải đọc thêm một cuốn sách để có thêm cái xấu xa và thêm lo nghĩ. Tôi cho cái quà mà anh Song Thao mang lại cho mọi người đọc anh là sự thoải mái, lòng tin yêu ở đời, lòng tin yêu ở người trong nhiều hoàn cảnh rất bình thường mà tất cả chúng ta đều gặp phải. Cái đó là cái quý, cái giá trị của nhân vật của Song Thao. Sau khi đọc xong tập truyện của anh Song Thao thì đột nhiên tôi nghĩ đến một bản nhạc, một trong số những bài Tâm Ca của Phạm Duy, bản nhạc mà tôi cho là rất giống với nét văn của anh Song Thao trong suốt tác phẩm của anh. Trong bài Tâm Ca số 6, nhạc sĩ đã ghi lại những cái mảnh đơn giản ở đời, chẳng hạn như là một mảng vai non, một vòm tóc sáng, một vành tai ngon, một cổ tròn tròn, một làn mi cong, một vùng má nóng, một hàm răng trong, một bàn tay thuôn. Và sau đó điệp khúc: cuộc đời quanh đây, mừng là biết mấy, tình đầy trong tay và tình ở ngoài, ở gần bên tôi hàng nghìn thế giới, cùng chờ nhau thôi,  để buồn khi vui.  Văn của Song Thao chính là những cái hạnh phúc đơn giản ở đời thường mà chúng ta không nhận ra. Anh nhận ra và anh mang đến tặng chúng ta.

Cám ơn anh Song Thao.