Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

VIẾT VU VƠ VỀ CHÚ SONG THAO

 

 

Tôi chẳng phải người cầm bút. Lâu lâu, quỡn thì cũng có viết vài tùy bút vu vơ để tạm thấy mình cũng có viết lách đôi chút. Tuy nhiên, khi đặt bút xuống, tôi thường khoác cho bài viết của mình một màu sắc hơi u uất, chẳng phải tôi mang tâm trạng u buồn. Đời sống ai mà chẳng mong có nụ cười. Đem đến nụ cười qua ngòi bút của mình lại càng là điều nhiều người mơ ước, nhưng liệu có mấy ai làm được. Vậy mà có những nhà văn, đặt bút xuống là phiếm cứ hiện ra như một phép mầu, nghĩ mà phát... ghét. Một trong số ít nhà văn chọc tức những đứa có lòng đố kỵ như tôi là nhà văn Song Thao.  

Đến đây xin cho tôi đổi cách gọi, để được nhắc đến ông bằng đúng cách xưng hô quen thuộc của tôi dành cho nhà văn tài hoa này. Dù chú Song Thao với tôi gặp nhau độ dưới chục lần, nhưng tôi luôn cảm nhận được sự thân thuộc của hai chú cháu. Có lẽ vì tôi thường xuyên đọc bài của chú, cũng có thể do tôi thấy người sang bắt quàng làm họ! Nhưng thú thật, thà làm người dưng và ở thật xa chú, tôi cảm thấy an toàn hơn. Vì nếu ở gần, có thể chú sẽ đem mình vào phiếm! Tôi có cảm giác, nhìn thấy điều gì, chú cũng có thể viết thành một bài, thật dài, nhưng đọc không hề ngán!  Nếu không tin, quý bạn đọc có thể kiểm chứng. Phụ nữ chân dài thì quá chừng người viết.  Nhưng qua ngòi bút của chú Song Thao, thì chân ngắn cũng kéo ra cho nó thành dài. Viết về chân dài chân ngắn của phụ nữ đã đành, đấng mày râu cũng bị ông đem ra kể dài, kể ngắn, với những thứ to và cả những đồ nhỏ. Quý vị hãy đọc ông viết về Putin, ắt sẽ hiểu chuyện “nhỏ,” cũng bị ông xé ra cho to! 

Người thật như Putin bị đem ra mổ xẻ đã đành, tiến sĩ giấy ông cũng chẳng tha. Nhưng rồi hình như viết mãi về người ông lại ngán, ông chuyển sang viết về chó. Khi chán thú bốn chân thì ông lại chuyển sang thú hai chân, chuyện vịt. Khi hết chuyện những con vật trên bờ thì ông lao xuống nước để viết chuyện tôm hùm! 

Cách đây vài ngày, tôi gặp môt người bạn, vì vốn liếng tiếng Việt hạn hẹp, nên khi tôi nhắc đến chữ Phiếm, bạn tôi không hiểu. Sau một hồi giải thích, bạn tôi nói một câu rất đơn giản, nhưng phản ảnh chính xác sự thật: “Người viết Phiếm là người nhiều chuyện." Tuy nhiên, không phải ai nhiều chuyện cũng viết Phiếm được. Trong chữ "Phiếm" có chữ "hiếm." Phiếm của nhà văn Song Thao là hàng hiếm. Đến đây, xin cho tôi được làm môt việc đang rất thời thượng bây giờ, là sửa lời một câu thơ của Bố tôi.

“Chữ cũng như người VUI biết bao”

Đối với đời sống hiện tại, ta cần lắm những nụ cười, ta cần lắm thứ hàng hiếm như Phiếm của nhà văn Song Thao. 

Orchid Lamquynh
04/2023