Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Thập niên 1980, thành phố Montréal được coi là "cái nôi văn hóa" của giới văn nghệ sĩ tỵ nạn xứ Lá Phong . Có lần, sau buổi ra mắt sách của nhà thơ Luân Hoán, như thường lệ, anh em hẹn nhau tới một nhà hàng gần đó, hàn huyên tâm sự trước khi chia tay. Bàn tôi ngồi hôm đó có những tên tuổi sáng chói mà hiền như mưa: Luân Hoán, Lưu Nguyễn, Trang Châu, Hoàng Xuân Sơn, Nguyễn Vy Khanh, Hồ Đình Ngiêm, Phạm Nhuận, Bắc Phong, Lê Quang Xuân và Song Thao.

Lúc nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh đang "bình" một đề tài vui vui gì đó thì nhà văn Phiếm huých nhẹ tôi một phát. Theo ngón tay kín đáo của ông nhà văn (hổng phải ngón tay chỉ mặt trăng (nguyệt chỉ) của Đức Phật đâu nha), tôi nhìn qua dẫy bàn thực khách bên kia thì trời ơi: Sửng sốt!

Một trời mượt mà, đen nhánh, huyền ảo, thu hút, mê hoặc, gợi hình, gợi cảm có một không hai của một suối tóc. Vẻ đẹp hồn nhiên đến kỳ lạ của suối tóc ấy rất Đông Phương tỏa rạng lên tấm lưng thon dài của một kiều nữ xuân xanh da vàng nào đó.

Công nhận ông bạn già Phiếm này có con mắt hết sức tinh đời. Tôi đang ú ớ trước cái đẹp thì chàng Phiếm hí hửng thì thào:

- Sao?
- Quá đã!
- Ông thấy cái gì "quá đã" nữa không?
- Gì nữa?
- Nhìn coi cái gì "dính" trên cánh tay kiều nữ kìa. Nghe lời chàng tôi hăm hở nhướng mắt nhìn thì ối trời đất ơi! Thiệt tình!

Để tăng thêm sức hấp dẫn cho kiều nữ, chẳng biết ông trời vô tình hay cố ý mà "xúi" cây trầu bà đặt trên bệ cửa sổ hắt bóng xuống in hình lá nổi bật trên cánh tay mịn màng, mềm mại kia làm cho cả tôi lẫn Song Thao đều xuýt xoa chiêm ngưởng.

Ông bạn già của tôi lại xì xầm: "Thơ không?". Tôi xầm xì: "Thơ". Ý bạn già nói là cảm khái trước một vẻ đẹp trời cho như thế liệu tôi có té ra thơ được không.

Khoảng hơn nửa tháng sau, trong tờ Hợp Lưu của Khánh Trường (sau bàn giao cho Đặng Hiền) đăng bài thơ dưới đây:

Một Thương Tóc Xỏa
gởi nhà văn Song Thao

Ba ngàn sợi tóc chảy vào mắt văn nhân
Mỗi sợi tóc là một dòng suối nhỏ
Con suối lênh đênh tràn trên lưng những con chữ đỏ
Cõng đa tình lên tới ngọn một thương

Mùa tóc biếc chải ba ngàn cọng xuân hương
Những điệu lý cũng mượt mà giai điệu
Theo óng ả đổ xuống bờ vai ngon kỳ diệu
Tôi lạc thần đứng lặng giữa tứ thơ

Chiều chết điếng bóng đọng lại thành mơ
Cơn thiện mỹ thật hết lòng cởi mở
Ôm bóng dây trầu bà trên cánh tay em thở
Tôi nhởn nhơ ngồi liếm vạt lông măng

Tránh đàn tóc vừa hất qua thanh xuân
Tôi trợn trạo cố nuốt chùm xao xuyến
Trái hoàng hôn lai láng chiều trong miệng
Lại trào ra thưởng thức khúc tình lang

Ngoài phố giờ này chắc cũng đã vàng trăng
Em sáng chói như tiếng reo trẻ nhỏ
Trườn mình ra khỏi miệng tôi ngậm mấy lời bày tỏ
Tóc biếc vô tình mộng cũng xóa thành không

Phan Ni Tấn