Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

Tôi đọc sách "PHIẾM" của Song Thao

Nhà văn Song Thao xuất hiện trên văn đàn đã từ lâu. Ban đầu ông chuyên về viết truyện ngắn và đã thành danh với 6 tác phẩm : Bỏ Chốn Mù Sương (1993), Đong Đưa Cuộc Tình (1996), Còn Đó Bóng Hình (1997), Chân Mang Giầy Số 6 (1999), Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại (2001), Bên Lưng Những Con Chữ (2003).

Từ năm ngoái, 2004, Song Thao đã chuyển hướng viết, thay vì viết truyện ngắn, ông đổi sang viết phiếm và Ông rất thành công về mặt này.

Chuyện Phiếm là những chuyện lông bông, nửa thật nửa ảo, trộn lẫn với tiếng cười, nói cho vui, viết cho vui. Chuyện Phiếm của Song Thao, ngoài dáng dấp viết cho vui nói cho vui, còn khiến người đọc sau khi cười phải suy nghĩ thêm.

Cuốn PHIẾM xuất bản năm 2005 này, tác phẩm thứ 7 của ông, dày 380 trang, với 40 đề mục khác nhau. Tôi nói khác nhau là vì tác giả bàn về đủ mọi thứ chuyện, không theo một thứ tự nào cả. Ông đang bàn về bia và cà phê, đùng một cái ông bàn về âm dương, về hoả ngục, rồi đùng một cái nữa ông luận về con chó, thịt chó. Tôi đọc đi đọc lại cuốn sách, nghĩ mãi rồi đoán thế này : có lẽ Song Thao viết về những thứ xoay quanh thân xác con người, vì tôi xếp loại được như sau :

Nói về thân xác, có những bài :
Đàn Ông, Già, Gò Bồng Đảo, Mập, Ngón Tay, Răng, Tai, Tóc...

Nói về những hoạt động của thân xác :
Cởi, Đánh, Đì, Hưu, Lén, Ngủ, Nói, Tiện, Vợ chồng...

Nói về những liên hệ với thân xác :
Bia, Cà Phê, Cầy, Già, Hoa Xuân, Mập, Rượu, Thuốc Lá...

Và một số bài nói tới môi trường hoạt động của thân xác như :
Quảng Cáo, Giáng Sinh, Âm Dương...

Qua các trang sách, tôi thấy những điều đặc biệt này :

1. Tên các đầu bài rất ngắn rất gọn., và cái này đã thu hút sự chú ý của độc giả.
- Chỉ có một chữ, như : Bia, Cầy, Chó, Cởi, Con, Đánh , Đạn, Đì, Đũa, Già, Tiền...
- Chỉ có hai chữ, như : Âm Dương, Cà Phê, Cõi Tạm, Đàn Ông, Phôn Tay, Thuốc Lá...
- Gồm Ba chữ, chắc tác giả cho là đã dài quá rồi nên chỉ có độc nhất một bài mang tên Gò Bồng Đảo.

2. Ông bám sát đề tài, không lạc đề bao giờ, không miên man sang chuyện khác bao giờ. Như bài nói về thịt chó mà ông đặt tên là Cầy, thì từ đầu bài trang 41 đến kết bài trang 50 chỗ nào cũng chỉ thấy thịt chó, như chả nướng, nhựa mận , dồi chó, lá mơ.

3. Lời văn rất đẹp, rất mới, rất dí dỏm, rất duyên dáng. Tôi thích rất nhiều câu văn của Song Thao trong sách này, như :

... Trời nắng chang chang, nóng muốn cởi đến cả chiếc nhẫn , mà có một chai bia
lạnh, nốc vài hụm, khà một cái, đã hết biết ( trang 19 )
...Thơ cứ hùa theo hơi bia mà lần về những ngày cũ, rất anh rất em, 25
... Chó chết hết chuyện. Người ta thường nói vậy. Nhưng mấy bạn nhậu của tôi còn cự nự. Chó chết còn nhiều chuyện lắm. Toàn những chuyện... thơm lừng, 59
...Nhớ cái gì ? Nhớ lang bang đủ thư, nhưng nhớ nhiều nhất vẫn là nhớ những mối tình đã lãng đãng thành mây thu, 199
... Nói về gò bồng đảo : ... cái vùng quyến rũ ngà ngọc đó lúc nào cũng vương vấn những tâm hồn lãng mạn. Khi được phủ kín, nó có cái quyến rũ của vùng đất cấm. Khi nửa kín nửa hở, nó có cái ỡm ờ mời mọc của một thứ trái ngon. Khi lồ lộ dưới ánh mặt trời, nó có cái thỏa thuê níu kéo, 159
... Mở tờ báo ra, quảng cáo ngồi la liệt, trang nọ leo qua trang kia, trang bài cũng
phải đeo theo bên nách vài cái quảng cáo, 275
...Tuổi teen là tuổi học trò, là một thứ ô mai, vừa cay, vừa chua, vừa ngọt, vừa đậm đà. Thứ ô mai này mà đi với tóc thề thì hết biết, 305

4. Chuyện phiếm muốn cho hay thì bao giờ cũng phải có nhiều tiếng cười. Mà tiếng cười muốn cho đậm đà thì bao giờ cũng phải đá động tới chuyện sex, chuyện tình dục. Các bài của ông đầy tiếng cười,

a/ nhưng nhiều bài không động tới cái ấy mà vẫn hay như thường, như : “Người đàn ông cầm tay người đàn bà trước khi cưới, đó là tình yêu, sau khi cưới đó là tự vệ” ( trang 359)

b/ nhiều bài động tới cái ấy mà ngôn từ rất thanh nhã và nhẹ nhàng, như: “Hai cô du khách tuổi choai choai tới thăm Bảo Tàng Viện Louvre ở Paris. Họ đứng ngắmsay mê bức tượng Apollon nổi tiếng. Những bắp thịt cuồn cuộn trên tượng tỏa ra sưac trai cường tráng. Tượng chỉ mặc có mỗi chiếc lá nho ở ngã ba tình. Một cô, vẻ tiếc rẻ, nói với cô bạn : Sao mình không tới đây vào mùa thu nhỉ” ( trang 199). Hoặc : "Đàn ông đòi lại cái xương sườn ? Đó là chuyện tào lao! Bởi vì đàn ông đã lời chán. Cho đi có mỗi cái xương sườn mà lấy về nguyên một người đàn bà, ngoài 36 cái xương sườn còn nhiều thứ khác." ( trang 107)

Ngoài những điểm nêu trên, tôi còn thích Sách này vì tác giả đã cho tôi rất nhiều kíến thức. Kiến văn của ông thật rộng. Hầu như bài nào tôi cũng học hỏi được đôi điều, như : “Bây giờ ai cũng dùng email để liên lạc, vừa nhanh vừa tiện vừa rẻ. Giữa địa chỉ email có cái dấu chữ a trong cái mòng tròn, @, mà ở đây ta đọc là AT, cái chữ a cong này có rất nhiều tên, tùy theo quốc gia, như cái đuôi khỉ, cái đuôi mèo, đuôi heo, ốc sên, mèo con, chó con, và dế khỉ. Không biết người Hoà Lan nhìn thế nào mà cái chữ a cong, @, lại ra hình cái ấy của con khỉ. ( trang 80)

Hoặc: “Đàn ông Hồi Giáo coi đàn bà là vật hạ đẳng. Chán vợ nào thì chỉ cần nói ra trước mặt ba người chứng là xong. (trang 124)

Đọc xong 380 trang sách trong cuốn Phiếm, tôi thấy mình được thư giãn hoàn toàn vì được cười rất thoải mái. Ông bà ta nói : Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Xin cám ơn Bác Sĩ Song Thao đã cho tôi rất nhiều thuốc bổ.

Ngoài ra, tôi còn được tăng thêm kiến thức và học hỏi được rất nhiều điều vừa mới lạ vừa bổ ích. Xin cám ơn Giáo Sư Song Thao.

Và sau cùng, Song Thao còn đang viết rất khoẻ, rất đều , rất nhiều và rất nhanh. Cứ xem Thời Báo ở Canada, tuần nào cũng có bài phiếm của tác giả thì đủ rõ. Xin chào mừng và thán phục Lực Sĩ Điền Kinh Song Thao.

Toronto, ngày 19.6.2005
Trà Lũ