Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

VỚI NHÀ VĂN SONG THAO

 

 

Tôi qua Mỹ năm 1993 và không biết nổi hứng chi cũng tập tành làm thơ viết văn gửi đăng báo chơi . Chỉ là như vậy chứ không có chút ý niệm gì là một ngày nào đó sẽ được quen biết với nhà văn này hay nhà thơ nọ nhất là những nhà văn nhà thơ đã thành danh một thời trước năm 75 tại Miền Nam Việt Nam. Một bữa nọ con cháu ruột gọi tôi bằng cậu đang sinh sống tại Vancouver Canada gọi phone mét là con thấy trong bài viết của ông Song Thao đăng trên báo bên này có nhắc đến thơ của cậu. Nó còn tô đậm thêm “con khoái phiếm của ông Song Thao lâu rồi mà nay không ngờ cậu là bạn của ổng làm con thật là nở lỗ mũi “. Tôi không có tật thấy sang bắt quàng làm họ nhưng qua giọng nói của con cháu mà tôi rất cưng có vẻ phấn khích quá nên tôi không nỡ lòng nào đính chính là làm gì có chuyện cậu được làm bạn với một nhà văn lớn như nhà văn Song Thao. Tôi chỉ ậm ừ cho qua chuyện vì sợ con cháu của mình mất hứng . Đó là chưa kể bà chị thứ ba của tôi tức là má của nó cũng khoái phiếm của nhà văn Song Thao và hãnh diện thằng em của mình là bạn của ổng.

Năm 2005 cơn bão Katrina tấn công vào thành phố New Orleans nơi tôi đang sinh sống. Vì tôi không được gan dạ cho nên leo lên xe chở bà xã của mình chạy qua Houston lánh nạn. Vợ chồng tôi gặp anh Nguyễn Toàn Vẹn tức nhà báo Nguyễn Vĩnh Châu là phóng viên của VOA. Năm đó đại hội Võ Tánh - Nữ Trung Học Nha Trang được tổ chức tại Houston mà anh Nguyễn Toàn Vẹn làm trưởng ban. Sẵn trớn tôi cũng là một cựu học sinh Võ Tánh niên khoá 68-69 nên anh Vẹn kéo hai vợ chồng tôi cùng vào tham dự mà không phải đóng lệ phí . Sở dĩ tôi được tha không đóng lệ phí là vì tôi đang chạy bão Katrina mà vào lúc đó tất cả các đài truyền hình của nước Mỹ đang cập nhật tin nóng sốt từng giờ. Khi tôi bước vào thì nhà thơ Lê Mai Lĩnh đang làm MC có xướng tên  tôi lên và tôi nghĩ cũng chẳng ai biết mình là ai. Vậy mà không ngờ anh Song Thao lại tìm đến bắt tay tôi và đó là lần đầu tôi diện kiến với anh. Nhìn anh trong bộ com lê ra dáng một ông thầy giáo bệ vệ ai mà ngờ rằng trong phiếm của anh lại “hiểm sâu“ luôn mang tính thời sự và văn phong lại trẻ trung như vậy. Gặp được thần tượng của bà chị và con cháu của mình việc đầu tiên là xin chụp cùng anh một tấm hình để làm chứng. Lúc đó chưa có facebook và cũng không có iPhone như bây giờ chứ nếu có thì thế nào tôi cũng leo lên đó để mà “gáy”.

Bây giờ thì đã có facebook nhưng tôi chưa có dịp lần nào diện kiến cùng anh Song Thao lần nữa vì tôi và anh hai người ở hai phương trời cách biệt. Anh ở tận Canada còn tôi thì ở tận bên Mỹ. Tuy là thế nhưng cũng nhờ có facebook mà tôi vẫn được thường xuyên thấy anh mỗi khi anh có một bài phiếm mới viết về một đề tài nào đó.  Cho dù bất cứ đề tài nào anh đưa vào phiếm đều có một câu chuyện lịch sử ẩn náu phía bên trong. Thú thật có nhiều lúc tôi bị bí tư liệu, thay vì leo lên google để tìm tôi thường chui vào những bài phiếm của anh để tìm cho nhanh vì trong phiếm của anh như một thế giới thu nhỏ chứa đủ mọi thứ chuyện trên đời có gốc có ngọn hẳn hòi. Có thể nói những câu chuyện của anh là những câu chuyện từ chuyện nọ xọ chuyện kia nhưng câu chuyện nào cũng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ví dụ như năm vừa qua có cúp bóng tròn thế giới tổ chức tại Qatar nhờ bài phiếm của anh về World Cup 2022 mà tôi mới biết Doha là thủ đô của Qatar, nơi có sân vận động khai mạc ngày hội đá banh lớn nhất của hành tinh này. Tóm lại anh viết phiếm nhưng nó không hạn hẹp trên các bàn cà phê mà phe ta ngồi tán dóc hay cà khịa với nhau mà nó rộng lớn bao phủ khắp cả toàn cầu. Đề tài của anh thượng vàng hạ cám và hình như qua 29 cuốn phiếm (mỗi cuốn dày cỡ  4 trăm trang) chưa có chuyện gì xảy ra trên thế giới này mà không có trong phiếm của anh. Nội công của anh vô cùng thâm hậu thiệt là đáng nể. Càng đáng nể hơn là bước vào năm 2023 dù tuổi anh đã bước qua bờ bát thập nhưng vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy anh sắp sửa thu chưởng lại. Anh vẫn còn tả xung hữu đột khắp mọi miền ngóc ngách trên trái địa cầu này .

Khi mà hầu hết các nhà văn nhà thơ thành danh trước năm 75 di tản ra hải ngoại này không còn bao nhiêu người thì ở Montreal, Canada, lại qui tụ được ba lão tiền bối là nhà thơ Hoàng Xuân Sơn, nhà thơ Luân Hoán và nhà văn Song Thao. Đọc Thần Điêu Đại Hiệp mối tình giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ chỉ có song kiếm hợp bích nhưng phải phối hợp giữa âm và dương mới tạo thành. Còn ở Canada trên sân văn học thì đã có tam kiếm hợp bích không cần phối hợp âm dương giữa ba nhà văn thơ đã thành danh nói trên. Bằng chứng những quyển bí kíp có tên là Ngôn Ngữ vẫn được phổ cập trong mỗi chu kỳ hai tháng mà vẫn chưa có triệu chứng gì ngừng lại. Anh Luân Hoán gần như thở ra thơ từng giờ trong mỗi ngày, anh Hoàng Xuân Sơn ngoài chuyện luôn miệt mài làm mới chữ nghĩa anh còn là một ca sĩ đưa nhạc vô thơ. Còn anh Song Thao thì hết biết luôn vì ngoài 29 tác phẩm chủ đề Phiếm anh còn có nhiều tuyển tập truyện ngắn. Khi anh còn trẻ từ trong nước đến khi ra hải ngoại ở thế kỷ 20 muốn sanh một đứa con tinh thần thì anh phải cần tới vài ba năm nhưng khi bước qua thế kỷ 21 thì lại khác. Hầu như năm nào anh cũng có tác phẩm mới để cho ra đời. Có những năm anh lại sanh đôi mới độc. Tính từ đầu thế kỷ 21 tới nay chưa  tới 23 năm vậy mà anh đã cho ra đời gần 30 tác phẩm. Vua Minh Mạng có nhiều con là nhờ ỷ làm vua nên mới có toa thuốc minh mạng hỗ trợ chứ còn anh Song Thao chỉ là dân dã làm gì có chuyện đó. Ngoài chuyện viết lách anh còn phải lo chuyện áo cơm nữa chứ đâu phải ở không đâu. Vậy mà không biết anh uống trúng loại thuốc đại bổ nào mà lại vô cùng sung mãn như vậy . Càng chơi với anh tôi càng lé mắt mỗi khi anh tung chưởng lực. Những cú chưởng của anh luôn khác lạ khiến cho người đọc không biết đường mà đoán chỉ trừ khi phải đọc hết câu chuyện đó. Anh có lối viết khéo nhử mồi người đọc khi bắt đầu khơi mào cho mỗi câu chuyện. Như ai cũng biết trong thời buổi internet qua facebook, youtube, các diễn đàn, các blog cá nhân có rất nhiều tiết mục trên trời dưới đất không riêng gì văn thơ cho nên phạm vi giải trí của thiên hạ toả rộng ra chứ không giống như trước đây chỉ biết ôm quyển sách mỗi khi cần đọc. Cũng vì quá dư nhiều tiết mục mà người viết văn phải cũng phải tự làm mới mình mới chinh phục được người đọc. Vấn đề nằm ở chỗ khi người đọc lướt ngang một câu chuyện nào đó nếu phần nhập đề của tác giả quá khô khốc thì chẳng còn bao nhiêu người có kiên nhẫn để đọc tiếp. Anh Song Thao thì trái lại vì anh có ngón để trị cái vụ này. Những câu chuyện phiếm của anh khi mới bắt đầu thì đã dụ dỗ được người đọc phải tò mò đọc tiếp theo phần sau cho rõ chứ nếu không thì tức không chịu nổi .

Tóm lại viết về anh Song Thao thì cho dù có viết cả trăm trang cũng không hết chuyện để viết vì sự nghiệp văn chương của anh phong phú quá mà tôi chỉ là một đàn em ở tận hai phương trời xa cách. Khi anh Song Thao đã thành danh tôi còn chưa biết làm thơ đăng báo cho nên gọi là góp ý phê bình văn chương của anh thì tôi không có cửa đó đâu. Bài viết này chẳng qua chỉ là một cách bày tỏ cảm tình của một độc giả ái mộ dành cho tác giả mà mình thích. Cảm tình đó là rất khoái chí khi đọc bất cứ một bài phiếm nào của anh vì mỗi lần đọc là mỗi lần tôi được học hỏi thêm vài điều lý thú .

Nhìn nhan sắc của nhà văn Song Thao đã hơn bát tuần rồi mà vẫn còn khoẻ mạnh trẻ trung thì có nhiều người tò mò không biết anh có bí quyết gì không? Theo tôi thì chắc anh viết phiếm nhiều nên luôn trẻ bởi vì điều kiện nấu một tô phiếm cần có đủ món hỉ nộ ái ố ai lạc dục để làm gia vị nêm nếm. Những món đó là cảm xúc. Những ai vẫn còn có cảm xúc tức nhiên là còn có sức khoẻ. Còn có sức khoẻ có nghĩa là còn trẻ vì nếu già thì anh đã gác kiếm qui ẩn rồi. Do đó có  thấy anh Song Thao còn trẻ hơn tuổi của anh ấy thì chẳng có gì là ngạc nhiên cả.

QUAN DƯƠNG
New Orleans, 04/2023