Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

TẢN MẠN VỚI CHÚ SONG THAO

 

Gọi nhà văn Song Thao là chú, kể ra em trèo (quá) cao (nhưng hông té đau) . Người gọi Ông là chú, có thể là ba mẹ em nếu xét về tuổi tác theo kiểu người mình. Vậy mà nhiều khi chú cháu giỡn giỡn trên Facebook, có khi còn gọi nhau là bạn. Nói vậy để thấy tâm hồn Ông rất trẻ và sức làm việc của ông còn hơn cả  nhiều người trẻ tuổi - chắc chắn là hơn đứa lười biếng như em nhiều lắm. Và vì chưa có dịp gặp mặt Ông, trong cái đầu ngược ngạo của em tha hồ hình dung ra ông cùng thế hệ với mình (!). Chứ sao? Biết ông từ Facebook cũng được vài năm, trong thời gian đó ông  hoàn thành thêm rất nhiều tác phẩm làm em đọc không kịp luôn, nói gì đến việc tìm đọc những tác phẩm cũ của ông. (Vậy chớ em vẫn tìm đọc những khi ăn cắp được thời gian từ Sếp em). Văn phong trong sáng, hóm hỉnh rất đặc trưng Song Thao, mà không phải một lão tiền bối Song Thao râu dài tóc bạc đâu nhé – chắc chắn là một trung niên văn sĩ dư sức tung hứng gõ phím nhanh như chớp không sai chữ nào và cực kỳ chuẩn mực về văn phạm, chính tả, không bao giờ viết tắt hoặc không bỏ dấu trong những lần hiếm hoi hai chú cháu inbox. Em yêu tiếng Việt, nên em khá khó tính trong cách đọc tiếng Việt. Nhà văn Song Thao – với em – là một bậc thầy tiếng Việt cũng như các văn sĩ, thi sĩ cùng thời với Ông. Em trân trọng điều đó. Với ông, em học được rất nhiều từ tuy cũ mà không cũ, nghe vẫn rất thân quen như thời ông bà ngoại em vẫn nói cùng nhau, ví dụ như “già khú đế”. Em đi hỏi bà ngoại (bà ngoại con vẫn kém chú tới 5 tuổi đó chú ơi, hihi) “già sao là già khú đế ạ?”. Bà nói, chắc là già như trái cà bị khú. Em lại hỏi cà bị khú là sao? Bà lại lan man giải thích tới việc muối dưa muối cà dư muối và để quá lâu thì người ta gọi là dưa bị khú, còn “đế”là gì thì bà làm lơ luôn. Kể ra em có thể nhờ Google giải thích, nhưng em thích tự em hình dung hơn, với em - già khú đế là kiểu một gương mặt nhăn nheo như quả cà muối lâu, rất hóm hỉnh, rất đậm đà vị muối. Em chưa bao giờ hỏi nhà văn Song Thao về từ này, kệ, cứ hiểu theo cách của em. Với ông, em cũng học được những khái niệm lạ, ví dụ như “phở Dậu vong thân” - phở vong thân nghĩa là không còn như phở nữa mà là một thứ gì khác na ná phở, em nghĩ vậy. 

Lần qua Canada năm 2019, do lịch tour quá dày và thời gian quá ngắn nên em lỡ hẹn với nhà văn Song Thao. Nếu không, chắc chắn sẽ được ông dắt đi ăn đủ thứ ngon lành ở đó, chắc chắn sẽ có phở, ông hứa thế và em đã mơ như  thế. Tiếc là giấc mơ nào đẹp thường không thành. Kể chuyện này chỉ để nhắc tới một trong những điểm tương đồng giữa ông và em - đó là thích … ăn ngon. Những bài viết của ông về các món ăn từng làm em chảy nước miếng. Điểm giống nhau nữa, có lẽ là thích đi ta bà thế giới. Những trang ký viết về các chuyến đi của ông đã từng làm em say mê và ao ước. Kệ, không đi thì đọc cũng được - tự an ủi mình như vậy. Nhưng phải công nhận, nếu em đi chưa chắc đã cảm nhận được hết sự hấp dẫn của chuyến đi như khi đọc ký sự của ông - rất chi tiết, rất chọn lọc và hấp dẫn (ngon nữa! ). Ví dụ như bài viết về Phở Dậu với lời đề tặng thân ái của chú “Viết tặng cho cô bé già trước tuổi, thích tò mò những chuyện xưa” - đọc xong em phải lập tức gọi taxi tới quán để ăn thử và nói chuyện với ông cụ chủ quán vài câu. 

“Tiệm không còn mang dấu vết chi của phở Dậu thời trước và ít năm sau 1975. Chỉ có địa điểm vẫn ở chỗ cũ khiến tôi nhắm mắt cũng chạy thẳng vào trước cửa tiệm được. Không biết những bệt xi măng trên đường có còn nhớ bánh xe của tôi không. Tôi nghĩ là không. Vật đổi sao dời hầu như đã xóa đi hết phở Dậu thời của chúng tôi. Thời đó, bàn ghế trong tiệm lỏng chỏng không đồng đều. Hình như chúng được gom dần trong nhiều thời gian khác nhau. Trông chúng cũ kỹ, đơn giản. Có lẽ chủ nhân chẳng cần để ý tới chúng. Cứ có chỗ ngồi và chỗ để tô phở là được. Khách cũng chẳng cần câu nệ. Miễn ăn được bát phở. Nếu những tiệm phở khác thời đó dùng cái có thể gọi là “tô” thì phở Dậu chỉ có “bát”. “Bát là tiếng Bắc, “tô” là tiếng Nam, chẳng phân biệt lớn nhỏ. Nhưng bát phở Dậu nhỏ hơn hẳn những tô phở của các tiệm phở khác. Người ăn khỏe, một bát vẫn thòm thèm. Phải hai bát. Cỡ tôi thì hai bát thì quá bụng nhưng một bát vẫn thiêu thiếu. Thường tôi gọi thêm một bát tái nước có tiết. Tiết là thứ chỉ có ở phở Dậu. Tiết tươi chan vào nước phở nóng tạo thành những màng màu nâu đục là thứ ngọt ơi là ngọt.” 

Trời ơi, bảo sao em không vừa đọc vừa chảy nước miếng?

Điểm khác nhau cơ bản của ông và em - đó là em cực kỳ làm biếng viết văn. Nhờ ông nhắc nhở, khuyến khích, thúc giục miết, em mới viết được vài truyện ngắn đăng trên tạp chí Ngôn Ngữ. Vậy mà đã xong đâu, ông còn phải biên tập lỗi chính tả, lỗi đánh máy cho đứa bạn nhỏ lười biếng này nữa chớ.  Em rất biết ơn ông vì những gì ông đã làm cho em. Phong cách sống và làm việc của ông sẽ là tấm gương để em (từ từ) noi theo. Bây giờ thì chưa, nhưng biết đâu tới lúc nào đó em cũng trở thành nhà văn thì sao?

Trở thành nhà văn hay không thì chưa biết, nhưng thái độ làm việc nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm và tình yêu đối với văn chương của ông và các thế hệ văn nhân thi nhân đi trước luôn là tấm gương sáng và nguồn động lực cho em những khi chán việc ham chơi. Như ông từng bảo em già trước tuổi vì thích tò mò tìm biết những chuyện xưa, ôi, nhà văn Song Thao như cả một thư viện to đùng mà em đọc mãi không hết những chuyện thú vị.

Đọc văn của ông rất nhiều, nhưng em vẫn tò mò muốn biết ông có làm thơ hay không. Chỉ vì có những câu văn ông viết đẹp như thơ : “Nhưng khi đó tôi không biết bà đã từ giã phở trần gian”  - khi nói về bà chủ quán phở Dậu. Và đây là câu thơ của ông viết tặng nhà thơ Luân Hoán:

ở đây giấy bút quá thừa
bạn trao, ta cứ viết bừa cho vui

Có rất nhiều điều em muốn viết, muốn nói, muốn kể về chú Song Thao, nhà văn Song Thao và người bạn lớn Song Thao. Nhưng viết - với em là một thách thức, nhất là viết về một nhà văn lớn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng nên em xin mượn ý thơ ông để kết thúc bài viết này: “Chú ơi, con viết bừa như thế, chú đừng giận con nha!”

Nguyễn Dạ Quỳnh
Sài Gòn, 04/2023