Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

VIẾT VỀ SONG THAO

 

Khác với những tay viết chuyên về phê bình nghiên cứu, tôi cũng viết khá nhiều về những người cầm bút quen biết hoặc chưa. Nhưng những bài viết của tôi gần như thuần về gợi nhớ những kỷ niệm có chung giữa hai người với nhau, Bàn về tác phẩm, qua những khía cạnh nghệ thuật viết, hoặc nội dung đề tài cũng có, nhưng tôi đã ma mị hoán đổi điểm chính thành điểm phụ, để tránh nhức đầu, tránh bày ra những yếu thế của mình. Với nhà văn Song Thao, một người bạn thân, cũng vậy, dù hình như tôi viết về anh khá nhiều lần. Trong những trang giới thiệu Song Thao trên Ngôn Ngữ 25 này, tôi không viết gì thêm, ngoài trích đoạn từ vài ba bài đã viết.

1.  Trích đoạn trong " Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn"

… Chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại. Và cuối mỗi tuần thường gặp mặt ở các quán cà phê. Song Thao là người phải tiêu nhiều thời gian trên xa lộ để đến điểm hẹn, nhưng chả khi nào anh than. Anh quí bạn và ham đọc. Mặc dù tình hình sinh hoạt văn học ở Montréal có vẻ chùng xuống nhưng chúng tôi vẫn sáng tác. Riêng Song Thao, giữa năm 1996 tác phẩm thứ hai của anh được trình làng, tập Đong Đưa Cuộc Tình. Lần này tôi lại khều Đinh Cường để tặng anh một mẫu bìa. Tác phẩm không ra mắt nhưng lượng tiêu thụ khả quan và Song Thao mắc lại chứng bệnh ham viết như thời còn ở Việt Nam. Ngoài Văn Học, Hợp Lưu, Văn, Thế Kỷ 21, tôi còn rủ anh tặng truyện cho Sóng Văn, một tạp chí mới do hai anh em Nguyễn Sao Mai, Hoàng thị Bích Ti ở Hoa Kỳ chủ trương, mở đầu mối cho Còn Đó Bóng Hình, tập truyện thứ ba của Song Thao, được nhà xuất bản Văn Mới gởi đến bạn đọc năm 1997. Hai năm sau, năm 1999, tập truyện thứ tư của Song Thao, Chân Mang Giày Số 6, cũng lại được nhà Văn Mới xuất bản. Có lẽ Song Thao có duyên với Ông Nguyễn Khoa Kha, chủ nhân Văn Mới, nên năm 2000 tập truyện ngắn Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại được gởi đến bạn đọc, và năm 2003, Bên Lưng Những Con Chữ, một tập truyện ngắn khác của anh cũng được ấn hành. Trong tình trạng tiêu thụ văn hóa phẩm không lấy gì làm khả quan của thị trường chữ nghĩa Việt ngữ hải ngoại, việc ấn hành liên tiếp nhiều tác phẩm, minh chứng vững chắc giá trị nghệ thuật sáng tác và nội dung phong phú của Song Thao. Truyện của anh còn phổ biến rộng rãi trên các trang điện toán. Nhiều trang chủ lịch sự xin phép, và cũng không ít địa chỉ “vô tư”, lặng lẽ gởi đến bạn đọc. Đang trên tốc độ phát triển tốt đẹp như vậy, nhà văn Song Thao bỗng tạm ngưng sáng tác truyện ngắn để viết phiếm. Việc chuyển đổi thể loại của anh, nhiều bạn văn có ý kiến hơi khác nhau. Nhà văn Nguyễn Sao Mai tỏ ý hơi tiếc cho Song Thao, nhà văn Nguyễn Mộng Giác thì nhận xét ngược lại, ông cho rằng đây là một thay đổi hợp lý. Cá nhân tôi, từng thú vị khi đọc những trang phiếm của Song Thao trên tạp chí Nắng Mới ở Montréal, nên rất ủng hộ ông bạn đã giữ mục Những Điều Trông Thấy trên nguyện san Thời Nay ở Sài Gòn năm nào. Sự đồng tình của tôi hoàn toàn không phải vì trong nhiều bài phiếm của Song Thao có trích dẫn thơ tôi. Dĩ nhiên tôi cũng như nhiều bạn thơ khác rất vui được anh nhắc đến. Vốn sống, trình độ văn hóa, cách quan sát, nắm bắt đề tài và nghệ thuật luận bàn hết sức thông minh, dí dỏm tạo nên giá trị cao cho từng trang phiếm Song Thao. Để trở thành một chuyện phiếm từ mỗi góc cạnh thật nhỏ của cuộc sống, Song Thao phải giàu công góp nhặt tài liệu, rồi dùng trí tuệ để đúc kết nó thành những bài học nho nhỏ về quan niệm sống, cách xử thế, trải ra bằng những nụ cười. Chuyện phiếm của Song Thao nhờ đó mỗi ngày một giàu bạn đọc, không phân biệt trí thức hay bình dân. Trong vòng hai năm, 2005 và 2006, anh cho in liền hai tác phẩm Phiếm. Cuốn nào cũng trên ba trăm trang. Mức tiêu thụ phải được coi là lý tưởng. Cuốn Phiếm 1 của anh đã hết, nhưng người hỏi mua còn khá nhiều, nhà xuất bản Nhân Ảnh tại Toronto, Canada, của Lê Hân đang chuẩn bị tái bản. Để minh chứng giá trị tác phẩm phiếm của Song Thao, tôi trích dưới đây một số nhận xét của văn giới.

Nhà văn Phạm Phú Minh, chủ bút tạp chí Thế Kỷ 21 tại Hoa Kỳ:
... “Nghệ thuật viết phiếm là một loại nghệ thuật riêng biệt, không ai giống ai, giống như cái duyên dáng của một người kể chuyện vui vậy. Và chúng ta đang có một trường hợp cụ thể để xem xét, là cuốn PHIẾM của Song Thao. Thật ra hiện nay rất ít người viết phiếm thành công như Song Thao, và lại với một số lượng dồi dào đủ để in thành sách, nên đây là trường hợp hy hữu để khảo sát một loại hình viết lách không phải là mới lắm, nhưng ít có người viết một cách say mê kiên trì như Song Thao.
...  Song Thao viết chuyện phiếm rất đều tay, mỗi tháng “đúng hẹn lại lên” đều gửi cho Thế Kỷ 21 một bài với ba đề tài, ngót nghét gần mười ngàn chữ. Độc giả thích ông ngay từ những bài đầu tiên. Báo Thế Kỷ 21 chữ nhỏ, mỗi trang chứa độ một ngàn chữ, như thế mỗi bài phiếm của Song Thao chiếm gần mười trang báo. Kinh nghiệm làm báo cho chúng tôi biết rằng một bài báo đến mười ngàn chữ là vào hạng quá dài, thường là phải cắt đôi để “kỳ sau tiếp,” nếu không sẽ gây nản cho người đọc. Nhưng phiếm của Song Thao thì khác, người đọc “tiêu thụ” mười trang dễ như không, lại còn viết thư về tòa soạn để nói rằng họ thích lắm. Yếu tố nào khiến ông thành công như thế? Trước hết là đề tài. Toàn là  những  đề  tài  gần  gũi  trong  cuộc sống, không  rắc  rối  cao  xa... Ngẫm ra, viết được mấy  trang  như giỡn ấy không phải là dễ.  Ngoài cái  duyên  và  cái chất hài hước trời cho cộng với khả năng sáng tác văn học vững chắc của mình, tác giả bắt buộc phải đọc nhiều và nhớ nhiều. Tài liệu  ngày nay  như  rừng  như biển  trong  báo chí, sách  vở và  internet, phải chịu khó  sưu tầm tìm đọc những gì có liên quan đến đề tài mình viết.  Thời đại này là thời đại của kiến thức, người cầm bút mà không trau dồi kiến thức thì trang viết sẽ dễ trở nên hời hợt, chữ nhiều hơn ý. Nhiều người nghĩ  bản chất  của Phiếm  là  lan man,  viết gì lại chẳng được, nhưng  nghĩ  thế  là lầm.  Mỗi bài Phiếm của Song Thao là một công phu. Là một nhà văn, trước hết tác giả trao cho chúng ta cái khía cạnh  cảm xúc  của đề tài, thường bắt nguồn từ vốn sống và kỷ niệm của riêng mình với bạn bè thân hữu qua các câu thơ, câu văn, lời nói. Tác giả sử dụng nguồn tư liệu sống này rất tự nhiên, như  là một  cách  chia  sẻ với độc giả cái thế giới thân mật của những người làm văn nghệ với nhau.  Về lâu về dài, với sự đãi lọc của thời gian, một số câu chuyện có vẻ riêng tư này có thể thành những giai thoại hay tài liệu văn học cho đời sau...”

Nhà thơ Lưu Nguyễn, trong +Luân Hoán, Một Đời Thơ”:
“...Chuyện phiếm, theo tôi, thường là những mẩu chuyện chung chung, vui vui, quanh quanh, quẩn quẩn trong cuộc sống  hằng ngày. Chuyện có đủ giản dị và cũng không thiếu phức tạp để trình bày rõ ràng những hình ảnh sống động mà chúng ta vẫn bắt gặp. Người viết truyện ngắn, kẻ viết truyện dài, người viết tùy bút, kẻ viết hồi ký...Viết cái gì tác giả  cũng có, cũng cần một mục đích. Có và cần luôn luôn  giúp ngòi bút vững mạnh hơn.  Giá trị của mỗi trang chữ nằm trong suy tư và lối diễn đạt của người viết, không cứ gì ở thể loại.  
... Riêng  tôi  rất chịu cái lối kể chuyện đầy ngẫu hứng của Song Thao. Dí dỏm, duyên dáng lẫn thông minh đã giúp ngòi bút của ông tạo nên những trang chữ linh động.”

Nhà thơ Du Tử Lê trên trang tin văn học:
“...Với sức sáng tác mạnh mẽ và rộng khắp nhiều lãnh vực, lần này, tuyển tập truyện “Phiếm” của Song Thao mang lại cho người đọc một chân dung khác. Chân dung một nhà văn với nụ cười hóm hỉnh, cùng những nhận xét tinh tế, bất ngờ, thú vị.”

Nhà văn Trà Lũ trong một bài nói chuyện với thính giả:
 “Đọc xong 380 trang sách trong cuốn Phiếm, tôi thấy mình được thư giãn hoàn toàn vì được cười rất thoải mái. Ông bà ta nói : Một tiếng cười bằng 10 thang thuốc bổ. Xin cám ơn “Bác Sĩ Song Thao” đã cho tôi rất nhiều thuốc bổ. Ngoài ra, tôi còn được tăng thêm kiến thức và học hỏi được rất nhiều điều vừa mới lạ vừa bổ ích. Xin cám ơn “Giáo Sư Song Thao”.

2. trích đoạn trong "Comment" trong ngày 30-5-2020:

Ông này có lý lịch văn học cụ thể: (cóp từ Tác Giả Việt Nam – Lê Bảo Hoàng): Tên thật Tạ Trung Sơn, sinh ngày 01-8-1938 tại Hà Nội. Học qua các trường Dũng Lạc (Hà Nội) Chu Văn An (Sài Gòn), Đại học Văn Khoa (Sài Gòn); tốt nghiệp Cử nhân Văn khoa năm 1964. Từ 1959 đến 1975 cộng tác với nhiều nhật báo, tuần báo, bán nguyệt san, nguyệt san tại Sài Gòn. Định cư tại Montréal từ 1985. Khởi viết truyện ngắn năm 1991, có bài đăng trên các tạp chí văn học tại Hải ngoại. Đã có trên 30 đầu sách được xuất bản, bán chạy.

Tuy quen ông lâu năm, nhưng mỗi lần đọc tên thật của ông, tôi cũng cảm thấy nặng nặng cả trăm ký lô những vui tính, lẫn sự nghiệp cầm bút bề thế, hấp dẫn.

Chúng tôi quen biết nhau tình cờ, đầy khép kín, có chút thủ thế, giữa những ngày cả hai cùng chờ đợi đi ra khỏi nước. Dù cùng đến một thành phố nhưng trên hai chuyến bay cách nhau non một tháng.

Bản tính đại khái của ông: hiền lành, điềm đạm, tháo vát, tận tâm, thành thật và chí tình cùng bạn bè. Niềm nở cởi mở cùng mọi người, hoạt bát linh động trước đám đông, tích cực trong mọi công việc... toàn là tính tốt. Ông có đạo Công Giáo, có vợ người Huế, chị Lê Thị Diệu Hương, con gái thầy Lê Nguyên Diệm, người soạn nhiều sách giáo khoa toán cùng thầy Bùi Tấn, nổi tiếng một thời.

Song Thao là người có nhiều bạn chơi. Theo tôi biết, bạn ông có nhiều nhóm, được chia ngầm theo thú tiêu khiển: văn chương, thể thao, du lịch, thưởng ngoạn vẻ đẹp của những báu vật của đời thường. Tôi thường tháp tùng ông cùng vài bạn khác trong thú giải trí lịch lãm này.

Đặc biệt về du lịch, ông là người có nhiều điều kiện thuận tiện: sức khỏe, tài chánh, thảnh thơi. Người thỉnh thoảng đồng hành trong các chuyến ngao du xa với hai vợ chồng ông là nhà văn Võ Kỳ Điền. Còn tôi chỉ thoảng gặp ông vài lần ở các bãi tắm, công viên thuộc tỉnh nhà.

Trong những sinh hoạt văn học ở xa như ra mắt sách, nói chuyện... tại Toronto, Boston... tôi đều đi ké xe ông. Khỏi cầm lái, không sợ xe mình hao tốn cây số, thậm chí đến cả tiền đổ xăng cũng không bận tâm. Nói tóm lại tôi là người từ nhỏ đến già có số, có lộc hưởng ké, ăn nhờ bè bạn…

3. trích đoạn “Giới thiệu Phiếm 28”:

“Không lặp lại định nghĩa và cách viết Phiếm thành tác phẩm văn chương của Song Thao - không ca ngợi sức viết và giá trị nội dung, xin phép nói qua chữ, mươi dòng: trong 28 đề tài, 28 bài viết ngắn dài, súc tích khác nhau, đố quí bạn tôi chọn tên bài nào để đọc lại trước?

Tự giải đáp ngay:
Trước tiên, tôi chọn bài “Thái Giám”, vì thường xem phim Tàu. Ở những bộ phim dựa vào ngoại sử thời xa xưa để sống lại, các ông Thái Giám tôi đã gặp khá nhiều, hầu hết các vị này khi có chức sắc thường tàn độc, hung ác. Đó là Thái Giám qua phim ảnh. Còn Thái Giám qua chữ nghĩa của Song Thao sẽ ra sao ? Tôi đọc tôi biết. Các bạn đọc các bạn tìm hiểu thêm, vậy nên các bạn cần nhanh tìm sách để đọc.

Chuyện thứ hai, tôi đọc là bài “Dựa Hơi Chó”, bởi tôi đang phổ biến loạt bài “Dựa Hơi Bè Bạn” của tôi. Người và Chó, với người Việt chúng ta, nếu so sánh, sẽ sinh ra hiểu lầm. Ở bài viết của Song Thao dĩ nhiên không có sự so sánh nào. Ông chỉ chưng qua chữ nghĩa lẫn hình chụp, sự thương mến, thân thiện giữa hai sinh vật này. Người ở nhiều độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, chức vụ… Dĩ nhiên ông chọn giới thiệu, lên hình, những người tương đối đã lên mặt báo, cỡ như vũ công người Anh, Meardon, người mẫu Emily Ratajkowski, nam tài tử Daniel Radcliffe…(tôi không ghi lại đây những điều ông ST viết ra, chỉ xin tin gọn: lạ, vui, hấp dẫn và những ai đang chọn Chó làm thú cưng, có thể tìm thấy những điều đáng học). Trong bài viết này, Song Thao có dẫn chứng một đoạn viết của nhà văn Phạm xuân Nghiêm nói về nhà thơ Bảo Sinh (có in ảnh thi sĩ này) là người được Song Thao nhặt thơ làm duyên cho bài viết. Thơ trích thường ngắn, nên tôi không ngại gõ lại để các bạn cùng đọc:

đoạn trích ở trang 126:

làm thơ, nuôi chó, chọi gà
ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà

đoạn trích ở trang 128:

đêm qua anh đi chơi về
hương tình men rượu bay đi ít nhiều
vợ con chẳng nói một điều
chỉ con chó mực vẫy liều cái đuôi.

Bài tôi đọc tiếp theo là bài “Lấy Hay Không Lấy”, vì tôi ngửi thấy mùi "Ba Hoa Huê Tình" ở trong câu chuyện này. Và đúng như vậy, tôi được đọc lại trích đoạn thơ bà Hồ Xuân Hương. Đừng ai hỏi bà Hồ Xuân Hương là bà nào nghe? và sao không chưng ra bài trích? Tôi dành giờ gõ trích dẫn cho việc mời quí bạn đọc mấy câu kết bài của Song Thao: “Viết tới đây tôi thấy ngậm ngùi. Nam nhi đã bị cho đi chỗ khác chơi. Thời buổi này, người ta không cần một bờ vai. Ông bạn tôi không nghĩ như vậy. Ông bảo dù có đơn thân sanh con, các bà cũng còn cần tới thứ nguyên liệu mà chỉ có đàn ông chúng tôi mới sản xuất ra được. Đâu có dễ gì cắt một nhịp cầu!" (trang 227)

Đọc hết bài này tôi nghỉ mắt một chút, vén màn ngó ra trời còn tối, bỗng dưng nảy nòi mấy câu vần trắc, không ăn nhập đến chủ đề của Song Thao viết, nhưng thoáng thấy bùi ngùi khác với ngậm ngùi của Song Thao, và ít nhiều vui vui, xin góp vào đây tặng riêng những bạn tám túi của tôi:

Đã cứng mà còn ngắc
Đó chính là bước ngoặt
Từ giai đoạn loắt choắt
Chuyển qua thời hoan tặc (h,không g)
Bây chừ cứng hết ngắc
Quả thật trời chơi ngặt
Chỉ rục rịch lắt nhắt
Nói chung gần bế tắc (Luân Hoán).

Để tiếp theo, tôi biết Song Thao thường trích dẫn nhiều thơ trong các bài viết, nên tôi lật từng trang và thấy có thơ của Lê Nại, Luân Hoán, Quan Dương, Hoàng Quỳnh Mai, Bảo Sinh, Hoàng Lộc, bs Lê Văn Lân, Vũ Hoàng Chương, Tú Xương, Tú Mỡ, Ngô Đức Kế, Hồ Xuân Hương, Trần Đăng Khoa, Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Lê Đình Điểu, Lê Thị Thanh Dương…

Về những người sinh hoạt văn học nghệ thuật ông cũng nhắc đến với số lượng quá đông, trong nước cùng hải ngoại, không thể nào kê vào đây hết, riêng các bạn tôi có quen biết, gần như không sót ai, nào là Đỗ Hồng Ngọc, Hoàng Hải Thủy, Khánh Trường, Thành Tôn, Hồ Đình Nghiêm, Trang Châu, Võ Kỳ Điền, Hoàng Xuân Sơn. Đỗ KH, Huy Phương.,Phan kim Thịnh…

Phiếm-Song-Thao, ba chữ dính liền này, càng đọc càng thích, tôi định mở sách tìm bài theo kiểu bói Kiều, nhưng nghĩ lại bài nào cũng đáng và cần đọc, nên tạm gác lại từ từ sẽ đọc tiếp sau.
Cảm ơn nhà văn Song Thao tiếp tục cho tôi trọn bộ sách của anh, riêng Phiếm đã 28 cuốn rồi. Rất vui vẻ chào hàng đến quí bạn văn, bạn đọc Facebook của tôi.

Đa tạ,

Luân Hoán
4g30 sáng, 30-6-2022