Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

SONG THAO MỘT KỲ QUAN

 

 

Song Thao, một bút danh quen thuộc của những người Việt mình ham đọc sách của người mình xuất bản ở Mỹ trong vòng hơn ba mươi năm nay, tính từ mười năm cuối của Thế Kỷ Hai Mươi và hai mươi năm hơn đầu Thế Kỷ hai mươi mốt.  Chắc chắn còn lâu dài hơn nữa.   

Tôi không sở hữu cuốn sách nào của tác giả Song Thao (truyện và phiếm) vì tôi không có khả năng mua sách.  Tôi đọc Song Thao trên những tờ báo nào tôi có đọc để theo dõi nhiều tác giả.  Bạn tôi, nhạc sĩ Nguyễn Phúc Liên Kỳ có lẽ là độc giả trung thành của tác giả Song Thao nhưng chỉ đọc Phiếm Của Song Thao thôi.  Tôi, mỗi lần, theo Nguyễn Phúc Liên Kỳ xuống Orange County, Nam California, anh ấy đều ghé vào tiệm sách mua Phiếm của Song Thao.  Cuốn mà Nguyễn Phúc Liên Kỳ mua bữa nọ, có tôi đi cùng, là cuốn Phiếm Song Thao số 26,  bây giờ chắc anh ấy cũng đã mua tới cuốn 27, 28 và 29 rồi.  Lâu lắm chúng tôi không đi chung. Hai đứa chúng tôi khi nói về "tác giả - tác phẩm" thường không giống nhau, Nguyễn Phúc Liên Kỳ quan tâm đến nhạc và truyện đọc nhẹ nhàng mà thích thú; phần tôi thì tạp chí, sách báo văn chương...Nói cho đỡ tội:  hai đứa chúng tôi đều ăn tiền trợ cấp xã hội nên cuộc sống thực tế hạn chế đủ điều, mình không "hẹp hòi" với bạn bè là thấy hạnh phúc lắm lắm... 

Tôi đọc Song Thao rời rạc.  Bạn tôi, Nguyễn Phúc Liên Kỳ thì "chăm chú" nhưng không bàn ra tán vào, chỉ theo đạo Phật là... Thích Đội Mũ Ni!  Ngày tháng êm đềm trôi qua trong đời tị nạn, như thế, nghĩ không sướng sao?

Nhưng hôm nay tôi không tự dưng mà viết một bài mông lung về Song Thao vì có một người bạn khác muốn tôi có "ý kiến" về tác giả không có thể chê được!  Tôi, không vì "bất đắc dĩ" viết về Song Thao đâu mà phải viết, nên viết, một phần tôi-biết-viết, một phần bạn tôi cũng muốn cho anh bạn của tôi thấy cái tài-năng-hạn-hẹp của tôi ra sao!  Tôi nghĩ lại mình từng bắt buộc học trò...viết, các em ấy viết, nộp bài, tôi đọc muốn đứt hơi.  Nghĩ lại, nhớ lại cái thời trẻ trung của mình mà thương quá chừng chừng cái đám trẻ trâu của tôi.  Tôi thử làm lại một thằng trẻ trâu chơi nha!  Là viết về Song Thao như một bài "nhận định" cách tài tử!  Có gì thì kêu ông Nguyễn Đình Chiểu ra "mày hép tao":  Lời quê dù vụng hay hèn / Cũng xin lượng biển uy đèn thứ cho!

Tôi yên tâm.  Tôi đi đây...

*

Qua tìm kiếm và tìm hiểu về Song Thao - một tác giả thời danh - tôi bật ngửa!  Lâu nay tôi cứ nói Song Thao...Song Thao, tôi biết Song Thao có làm thơ sao Song Thao không là Nhà Thơ Song Thao nhỉ?  Lạ!  Tôi biết Song Thao có làm báo, viết bài cho nhiều báo, từ năm 1964 đến năm 1975 trong thời gian anh làm công chức dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa (thời gian này anh cũng có dạy học) sao Song Thao không là Nhà Báo Song Thao nhỉ?  Lạ!  Song Thao và gia đình mất mười năm vật vã với chế độ mới, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thời gian này Song Thao không làm "nhà" gì cả mà làm "người" trông ngóng chuyện đi ra nước ngoài.  Anh toại nguyện và sống âm thầm tại Canada viết báo, viết truyện, viết phiếm và in sách, anh có "hoạt động" theo sở trường, nhiều người ái mộ anh, là viết văn... xuôi, vẫn không ai gọi anh là Nhà Văn Song Thao, cứ gọi trống không rất trìu mến, Song Thao.  Lạ!

Lạ là Kỳ Quan.  Kỳ quan là cái gì mình thấy nó đẹp, mình thán phục.  Tôi hiểu từ lòng tôi:  Song Thao là một Kỳ Quan trong giới chữ nghĩa!. Tôi cảm ơn tôi!  Tôi tự hào khi nói thật lòng tôi, tôi "ưa" Song Thao, mà ưa nhất các bài phiếm dài thòng mà gọn gàng hết sức, do anh viết ra, do anh tập họp chúng để in thành gần ba mươi cuốn sách rồi.  Trong vòng hai mươi năm nay, Song Thao là tác giả một dòng sông lớn...dám lớn hơn sông Cửu Long nhiều, hơn Hoàng Hà chi thủy, hơn sông Nyl trong trẻo ngút trời...

Tôi không gọi Song Thao là "nhà" gì.  Với tôi, Song Thao là một Kỳ Quan!

*

Từ ngày ở Mỹ xuất hiện Tạp Chí Ngôn Ngữ, hai tháng ra một kỳ, tôi là độc giả dài hạn. Một năm sáu số báo.  Mỗi cuốn dày trên dưới một chút, ba trăm trang.  Mỗi số báo chỉ bán 20$US.  Nó "phá giá" tất cả các báo khác.  Mắc dàng trời.  Tôi không biết có nhiều người mua không.  Mà nghĩ:  biết để làm gì?  Đọc một bài "tự sự" của Khánh Trường cho biết sẽ khai trương một tờ báo Văn Học Thuần Túy, Mở Nguồn, sau một thời gian dài, khá dài, chỉ có hai người đáp ứng "Mua dài hạn".  Và số phận tờ Mở Nguồn là chết khi chưa thành trứng.  Khánh Trường là một họa sĩ tài danh, là một nhà văn tài hoa, là một người chịu đựng tài ba...Nhiều năm anh ngồi xe lăn, vẫn cười vui với bạn bè, vẫn vẽ, vẫn giúp bạn bè điều gì có thể giúp được chẳng tính một đồng nào. Thế mà anh chết đứng trong cái thế ngồi ngẩng mặt! Trời thì cao.  Đất thì thẳm.  Im lặng là tuyệt vời...

Song Thao cùng với Luân Hoán, Hồ Đình Nghiêm, Nguyễn Vy Khanh cùng làm "Tổng Biên Tập" cuốn Ngôn Ngữ trong thầm lặng tại Canada hơn bốn năm nay.  Họ im lặng.  Công việc ấn loát diễn ra tại Mỹ dưới sự coi sóc của Lê Hân, một thi sĩ, em ruột của Luân Hoán, đã về hưu, sống được với tiền hưu.  Cuốn Ngôn Ngữ, theo tôi biết, rất ít người mua (mua tại Amazon, online).  Tôi hỏi vài anh em có bài "sao không mua, hãy coi nó là kỷ vật".Tiếng cười của họ làm tôi ràn rụa...Luân Hoán, Nguyễn Vy Khanh, Song Thao, Hồ Đình Nghiêm không hề than van.  Họ ở Canada, order sách hay báo của họ do chính Nhà Xuất Bản Nhân Ảnh của họ đều phải trả tiền cho Amzon và cơ quan chuyển phát...Không ai "sinh lời" từ sản phẩm của mình được "bán" ra.  Mỗi người có cái vốn sống của họ là hơi thở của họ theo từng nhịp tim đập!  Tôi viết những dòng này...giống như tôi nghe những tiếng cười của vài anh em có bài đăng trong Ngôn Ngữ.  "Chúng ta mất hết, chỉ còn nhau!".  Còn nhau cái gì hả ông Vũ Hoàng Chương?  Thơ ông đấy!  Thơ ông đây:  "Kiều Thu hề Tố hỡi em / Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng!".

Anh Song Thao ơi, không tự dưng mà tôi viết "tồ lô" thế này.  Tôi định phần sau phần "nhập khẩu" tôi...xuất khẩu.  Nhìn lại thấy cũng đã có bề dài.  Đọc lại thì chỉ cần đọc một chữ Phiếm là đủ thấy "thốn tâm" thế nào.  Chữ Kỳ Quan, tôi tự vẽ ra, tôi tự định nghĩa cho cái quan điểm của tôi nhìn về Song Thao, còn chữ Phiếm nó không là của anh, nó do đời sống quanh ta tạo ra và anh chỉ là người "nhiếp chính".

Tôi tìm hiểu Song Thao, gặp nhiều cái thú vị lắm cơ. Chúng nằm trong Google.  Tôi bưng ra dễ dàng, nhưng tôi nghe lời Phật: Phiếm là Như Thị Như Thị! 

Nói về Song Thao không cầu thị gì hơn ngoài chữ Phiếm.  Song Thao đã khẳng đinh mình chỉ viết Phiếm, không viết Phiếm Luận và không biết gì về Phiếm Dị!

TRẦN VẤN LỆ