Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

Đọc PHIẾM của SONG THAO

“Phiếm” là tác phẩm thứ 7 của Song Thao, sau 6 tập truyện ngắn, được xuất bản liên tiếp trong khoảng 10 năm qua.

Nhưng “Phiếm” không phải truyện dài, cũng không phải truyện ngắn. Nó gồm 40 đoản văn, trong đó, tác giả bàn về “đủ mọi thứ ở trên đời”: cà phê, rượu, bia, phôn tay, vợ chồng, quảng cáo, thuốc lá, đàn ông, tóc, răng, tiền, xe đạp...

“ Phiếm” theo định nghĩa của Đào Duy Anh là “ trôi nổi linh đinh, không thiết thực, không chuyên một việc”.

Tùy vào các từ người ta dùng kèm, nó sẽ có những ý nghĩa riêng, thí dụ phiếm bạc [ rộng lớn ], phiếm du [ đi chơi chỗ này chỗ khác, không định chỗ nào ], phiếm lãm [ xem xét đại khái ], phiếm luận [ bàn trống không, không nhắm riêng việc gì ] vv...

Cùng cách viết ấy, Hiếu Chân đã mở ra mục “Nói Hay Đừng” [ báo Tự Do ] Chu Tử khai sinh “Ao Thả Vịt” [ báo Sống ] Phan Lạc Phúc gọi là “Tạp Ghi” [ báo Tiền Tuyến ] còn Bùi Bảo Trúc hiện đang xếp chung vào loạt những lá “Thư Gửi Bạn” [ nhiều báo ].

Trên báo chí Sài Gòn trước 75, các cây viết phiếm, các cây viết hài hước, châm biếm sâu sắc, còn có thể kể thêm những Tiểu Nguyên Tử, VKK , Dê Húc Càn [ Dương Hùng Cường ], Thương Sinh [ Duyên Anh] vv...

Đại khái lối viết của họ gần với “Phiếm luận” hơn cả.
Và, tuy cùng gần với “phiếm luận”, nhưng họ viết rất khác nhau.

Viết phiếm, nói phiếm, tự nó đã rút bớt đi sự nghiêm trọng, nếu có đụng chạm tới ai. Trừ trường hợp người viết nhắm thẳng vào cá nhân nào đó, gọi đích danh người ấy, và nói về những sự việc liên quan trực tiếp tới đương sự, để chỉ trích, khen ngợi hay phê bình. Nhưng trường hợp này lại không còn phải là “phiếm” nữa, dù bài viết có được để trong mục chuyện phiếm.

Các tác giả thường cũng xác nhận không nhắm “làm văn chương” khi viết phiếm.

Quả cũng khó trích dẫn một đoạn văn nào đó trong các cuốn phiếm để làm mẫu dùng trong các sách giáo khoa như các đoạn văn của Thanh Tịnh về ngày khai trường hay A. France khi đi qua vườn Luxembourg chẳng hạn.

Nhưng, nếu không có văn tài không thể viết phiếm được.

Lại không phải chỉ có văn tài là đủ. Muốn viết phiếm còn phải có kiến thức rộng rãi, đọc nhiều, nhớ nhiều, có cái nhìn tinh tế, óc phê phán nhạy bén, và nhất là, phải có duyên nữa.

Nói gì thì nói, hình như trong các bài viết phiếm về chuyện trên trời dưới đất [ Bùi Bảo Trúc ] chuyện liên quan tới cơm ăn, áo mặc, sĩ diện quốc gia, danh dự cá nhân... đau đớn, nhục nhã, móc máy, sỏ xiên, cái cuối cùng còn lại trong lòng người đọc vẫn là cái “duyên” và cái “tâm” của người viết.

Cái duyên để người ta vui cười.

Không có duyên, mà cứ cố làm duyên, cũng có thể làm người ta cười được, nhưng nhạt thôi.

Viết độc ác quá làm người ta sợ.

Song Thao cũng không xác định các đoản văn của mình là truyện, tùy bút hay tiểu luận. Có lẽ từ “Phiếm” đủ để chỉ, để đặt tên cho loại văn mới này.

Sau đây là vài đọan Song Thao “phiếm” về tiền.

Trích đoạn I
Một bà nằm mơ thấy được gặp Thượng Đế, liền hỏi :
“ Thưa ngài, trăm năm của hạ giới bằng bao nhiêu ngày trên thượng giới?”
“ Con ơi ! Không thể tính được bằng ngày mà chỉ bằng một phút thôi.”
“ Thế trăm triệu đồng thì sao?”
“ Chỉ đáng một xu trên thượng giới mà thôi.”
Bà xuống giọng ... con cá :
“ Vậy xin Ngài rủ lòng thương ban cho con một xu! Con sống nghèo khổ lắm.”
“ Được, con hãy đợi ta một phút nhé”

Trích đoạn II
“ Nói chuyện tiền bạc với Thượng Đế nản chết. Cứ gửi thư cho những vị quyền thế dưới đất này, xin số tiền họ...không thèm đếm xỉa tới cũng được rồi. Ở Canada, quý vị có thể gửi cho các vị sau. Trong thư bạn nhớ chỉ hỏi xin số tiền... lẻ họ bỏ quên trong các trương mục ngân hàng cũng đủ rượu chè qua ngày. Co ca sĩ hái ra tiền Celine Dion đã cho ngủ trong ngân hàng National Bank ở Farnham, Quebec, số tiền 42,79 Gia kim từ năm 1984 tới giờ mà không thèm sờ tới. Cựu Thủ Tướng Brian Mulronay quên 144,83 Gia kim tại ngân hàng CIBC ở Calgary. Thủ Tướng vừa tái đắc cử Paul Martin đãng trí bỏ quên tới ba trương mục: hai ở Montreal 5833,70 Gia kim và 1302,73, và một ở Windsor 38,04 Gia kim. Cựu Thủ Tướng Joe Clark chẳng thèm biết đến 1685,77 Gia kim tại ngân hàng CIBC ở Ottawa. Tổng cộng số tiền bị bỏ quên của 767.590 trương mục mà chủ nhân coi như vứt đi lên tới 204 triệu Gia kim”.

Trích đoạn III
Hai cô bạn gái nói chuyện với nhau :
“ Bồ lại mua xe mới? Lấy chồng giầu sướng thật!”
Cô bạn nhăn nhó thảm hại :
“ Có gì đâu! Hôm đó tớ đang shopping ở dưới phố, chợt thấy đau bụng. Ngó quanh thấy cột cửa hàng bán Mercedes vội vào nhờ toilet. Bồ biết tính tớ, chẳng lẽ khơi khơi đi ra mà không mua gì thì cũng ngại!”
Đùng tưởng có tiền mua xe Mercedes là ngon lành đâu! Xe Porsche cũng vậy! Bởi vì theo một cuộc khảo sát trên 2200 người của tạp chí Men’s Car xuất bản tháng 5 năm 2004 thì những ông lái Mercedes chỉ “vui chơi” được 1,6 lần một tuần. Lái xe Porsche ngầu như vậy mà yếu xìu! Chỉ có 1,4 lần một tuần. Ngầu nhất là dân lái xế BMW 2,2 lần một tuần. Tiếp theo là Audi 2,1 lần một tuần.; Volkswagen 1,9 lần một tuần; Ford 1,7 lần một tuần. Tính theo quốc tịch xe thì lái xe Ý 2 lần một tuần; xe Pháp 1,9 lần; xe Nhật 1,6 lần; xe Đại Hàn 1,5 lần. Về đàn bà lái xe thì lái xe Pháp 2,1 lần; xe Audi 2 lần, xe Ý 2 lần; xe BMW 1,9 lần và xe Porsche 1,2 lần.
Vậy khi ra đường, thấy ai lái xe Porsche, chúng ta chẳng nên trầm trồ, đó là thứ... hạng bét! Đây là bản nghiên cứu... vô duyên nhất thế giới, ghi lại đọc cho vui, chứ đừng có vị nào thấy mình yếu lại ... đổi xe! Chỉ tổ tốn tiền vô ích. Nhà tình dục học Greg McCrea ở Ottawa, khi đọc bản nghiên cứu này đã khôi hài: "Chắc tại mấy anh lái xe BMW thích ... nổ lớn hơn mấy anh lái xe Toyota hay xe Ford thôi!".

Và sau cùng là mấy câu đồng dao mới, ở trong nước, nói về tiền, tác giả Song Thao đã sưu tầm được :

Tiền là Tiên là Phật
Tiền là sức bật của quan to
Tiền là thước đo lòng người
Tiền là nụ cười của tuổi trẻ
Tiền là sức khỏe của người già
Tiền là cái đà của danh vọng
Tiền là cái lọng để che thân
Tiền là cán cân công lý
Tiền là... hết ý !

Nguyễn Đình Toàn