Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

SONG THAO – CHÙM TRÁI CẤM NỬA VỜI

Song Thao (ST) là một ông già chịu chơi.  Sở dĩ tôi gọi ST là ông già vì anh lớn hơn tôi vài tuổi. Tụi tôi hay nói đùa tay X, tay Y già từ bé.  Nhưng thật ra, đó là một cách đùa vui nói ngược:  ST ngoài đời, từ mười mấy năm nay, nhân dạng không hề thay đổi.  Mặt mày da dẻ vẫn tươi tắn hồng hào. Cứ cho là từ hồi anh bắt đầu viết Phiếm (Tôi gọi ST là Phiếm công. Mà công công thì có bao giờ chịu già đâu, vì tu mi giấu nhẹm bên trong cơ thể). Một chiều ngược khác nhưng tương đồng giữa anh và tôi là ST chồng Bắc vợ Huế trong lúc tôi chồng Huế vợ Bắc. ST tình thiệt là một người lắm chuyện:  chả thế mà anh đã ra Phiếm tới cuốn thứ 29 viết đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất, từ chuyện nhỏ như con thỏ cho tới  chuyện vũ trụ bao la hoành tráng.  Lúc này đây tôi không bàn tới Phiếm, vì đó là món tủ của chàng, với đông đủ ngàn ngàn bạn đọc nam-phụ-lão-ấu mến mộ. Nếu ai chưa là “fan” của ST xin mời mua Phiếm đọc chơi: bảo đảm sẽ vui đời, mê mẩn theo những câu chuyện ngộ nghĩnh lắm lời của anh.  Nhân đây, tôi chỉ xin góp ý một chút về phong cách viết truyện ngắn của nhà văn Song Thao. Bài chẳng phải là phê bình nhận định gì ráo. Chỉ là ngẫu hứng của một kẻ viết không chuyên, liều lĩnh : Song Thao là người có duyên với chữ nghĩa . Mặc dù anh cầm bút đã lâu ở quê nhà, nhưng những truyện ngắn thực sự mang bút hiệu Song Thao (ST) chỉ xuất hiện trên văn đàn hải ngoại từ năm 1991. Tôi nói anh là người có duyên với chữ nghĩa bởi lẽ anh vừa mới trình làng tập truyện ngắn mới nhất : “Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại” do Văn Mới xuất bản năm 2001. Ðây là tập truyện thứ 5 của anh được trình làng kể từ khi cầm bút trở lại ở nước ngoài. Mười năm , 5 cuốn sách xuất bản thoạt nhìn tưởng không nhiều, nhưng ở hải ngoại in ấn được như thế, kể đã là một kỳ công trên trường sinh hoạt chữ nghĩa. Có rất nhiều người viết liên tục từ quê nhà sang tới đất khách mà số sách in ấn cũng chỉ đếm được rất khiêm nhường trên đầu ngón tay. Phương chi ST chưa bao giờ phải dồn hết tài lực cho việc ấn hành các tác phẩm của mình. Tôi tin như thế. Nhìn qua thư mục ST, thấy dường như anh được thiên hạ gánh vác giùm tất !Thế mới đúng là có duyên. Và có tài nữa. Không có tài sao được khi nhà xuất bản Văn Mới đã in cho anh liên tiếp 3 cuốn sách trong vòng 4 năm . Hẳn ông chủ Văn Mới cũng mặn ST lắm nên chịu chi hết mình. Nói chung, cả bằng hữu và bạn đọc đều mặn truyện ST, mà anh cũng đã trở tay nêm muối đều chi! Bằng chứng là trên báo chí văn học Việt Nam hải ngoại hiện nay nhan nhản truyện ngắn ST. Tôi hỏi đùa anh tu luyện ở đâu mà công lực dồi dào thế? Anh nói đùa lại : nội công thâm hậu chính là tôi (?!) vì rớ tới tờ báo nào cũng thấy thơ HXS. Anh ST à! Tôi tuy mang tiếng là chường mặt hơi nhiều nhưng ngó qua ngó lại cũng chỉ là đánh đấm cọ quẹt bên ngoài thôi (mấy chục niên mần thơ mà chỉ in được hai cuốn thì quả là tệ!). Cứ như anh tượng hình đều đều, lâm bồn sanh con đẻ cháu hẳn hòi mới là dễ nể. Tôi ghen “lồng lộn” với anh rồi đấy! Nhưng thôi, để rán viết đoạn ngăn ngắn này chúc mừng Anh Bạn Già đã cho ra đời đứa con tinh thần thứ 5. Tôi biết đọc đến đây anh sẽ dẫy nẩy lên : “Tôi như thế này mà bảo là già à!”. “Vâng ! Thưa anh, anh chỉ có già nua tuổi tác thôi (làm ơn nhớ lại giùm ra đường có bao nhiêu người gọi mình bằng bác, bao nhiêu người thưa ôn); nhưng tâm hồn thì còn trẻ lắm. Trẻ măng hà! Không trẻ sao được khi anh ngồi một chỗ mà vẽ ra biết bao cảnh tượng giật gân, cụp lạc. Không biết là do tài hư cấu nên văn chương tiểu thuyết.  Hay là chuyện thật đời người?! (ai đâu biết được chỗ ma ăn cỗ!)”.

Về cuốn sách mới nhất của ST, phần đọc và điểm xin để dành cho bạn đọc và các nhà chuyên môn . Lại chỉ xin được nói tới một điểm nhỏ mà vô cùng lớn trong quá trình sáng tác của nhà văn “trẻ trung” này :  Cái duyên của ngòi bút ST. Ấy thế, anh bạn tôi không những có duyên trong việc mua bán chữ nghĩa mà còn là một cây bút mặn mà duyên dáng lắm trong những câu chuyện kể. Dĩ nhiên là những câu chuyện tình. Không phải là những thiên tình sử lâm ly bi đát. Cũng không đẫm ướt dục tình. Mà chỉ là những tình khúc kín đáo nhưng thập phần khêu gợi. Tôi gọi những tình khúc ST là chuyện tình của Chùm Trái Cấm Nửa Vời.  Ðấy là những đoạn phim tình cảm của cuộc đời, của những nhân vật nam /nữ trong những tình huống gặp gỡ va chạm thật ngồ ngộ.  Nhiều khi đẩy đưa hơi tréo cẳng ngỗng, mà cái hậu khá dễ thương để lại cho người đọc một chút gì ngẩn ngơ, luyến tiếc. Rồi như gió thoảng bay.  Nhân vật ở ngôi thứ nhất của ST có khi là phái nữ. Nhưng chính những nhân vật nam mới làm nên phong cách ST . Ðó là những mẫu người tinh đời, lọc lõi.  Cũng có khi hiền lành, khù khờ nhưng vẫn luôn được trời đãi theo cái triết lý mèo mù vớ cá rán.  Và những nhân vật nữ của anh thì luôn tươi rói.  Luôn luôn là những quả chín nà nuột :  Có khi là một cô cháu hờ chịu chơi.  Một cô em gái bạn của ngày-xưa-bé-bỏng . Một cô chanh cốm sợi nhỏ tóc vàng .  Một cô bạn đồng nghiệp dễ thương. Hay một cô bạn đồng hành mắt xanh nom trí thức bụi bụi vv..vv.  Biết bao là hương hoa trời đất ! Nên chi tôi rất thích đóng vai Nam nhân vật của ST để tưởng tượng ra rằng mình đang (có thể) nhấm nháp nguyên cả chùm trái cấm đầu mùa: Một múi bưởi Biên Hòa ngọt lịm - Một múi mít tố nữ thơm lừng - Hay là một quả tuyết lê, một chùm nho mọng nước miền ôn đới? Ðọc ST để thấy mình vẫn còn da diết vì những cái không đâu.  Nhưng chính những cái không đâu ấy làm nên cung cách đời sống thật sự.  Một đời sống mộng mơ thoát ra ngoài cánh cửa đóng ập tàn bạo của thời gian.  Hãy theo chân ST đi tìm để tưởng tiếc về những cái luyến, cái nhớ vu vơ này:  Một nốt ruồi hồng trên bờ ngực thanh tân - Một mắt kiếng to tổ bố và miệng cười trẻ thơ giữa trưa hè trên bãi tắm - ột vết son ịn hờ trên vai áo - Một cái lắc đầu của chùm tóc nũng nịu - Một cái vịn còn e dè trên eo thon nữ ... Chết!  Chết thật.  Chết theo những đối đáp ngủng ngẳng mà đầy tình ý.  Cái trò chơi của ST là đưa ra những trái cấm nửa vời: Làm cho người ta tơ tưởng.  Thấy như nhấm nhá được rồi.  Mà phút cuối lại hụt hẫng !  Anh nhử nhử con mồi trước mắt, vờn qua vờn lại.  Rồi bỗng “fẹc-mê-bu-tích”* cái rụp.  Làm người ta chới dzới, hỏng giò hỏng cẳng hết trơn.  Có lẽ cái tinh thần nhà giáo vẫn còn tồn tại sau bao cuộc đổi dời mà tuy viết truyện tình khá ướt át, ST vẫn chọn lựa thái độ “quyết liệt sau cùng” :  chừng ấy đủ rồi, đừng tơ tưởng thêm nữa!  Nhưng dù mô phạm cách gì, ST cũng đã tỏ ra tinh tường trong bút pháp NHEM THÈM (người miền Trung gọi là Dem Thèm). Xem ra chính cái đòn nhắp nhắp nhá nhá con mồi là độc chiêu dụ hoặc làm người đọc (trong đó có tôi) xây xẩm, luôn luôn chờ đợi được đọc những sáng tác mới của ST.  Ðể háo hức chờ xem có “sự cố” gì mới lạ xảy ra không ? Rào có bị vạch toang ra không?

ST viết :  Cuối Ngày, Một Lần Ngồi Lại.  Tôi muốn nói thuội theo : Than ôi!  Cuối Cùng, Trái Cấm Hãy Còn Nguyên!

Có bao giờ thưởng thức được trọn vẹn đâu. Nếu bạn đọc chưa tin, hãy sắm toàn bộ tác phẩm ST. Nhẩn nha đọc.  Và gẫm xem có cùng một nỗi ấm ức như tôi không?

Hoàng Xuân Sơn
27-juin-2001