Trần Huy Bích:
Song Thao, nhớ lại những ngày Chu-Văn-An

Luân Hoán:
Song Thao, người bạn văn, biết sớm, gặp muộn

Phiếm

Tiễn

Hú Hồn Vì Tính Thày Lay

Song Thao

Luân Hoán

Viết về Song Thao

Hà Thúc Sinh:
Nghe Song Thao kể chuyện

Hoàng Ngọc Hiến:
Đọc văn học hải ngoại

Nguyễn Đình Toàn:
Song Thao - Bên Lưng Những Con Chữ

Đọc PHIẾM của Song Thao

Nguyễn Mộng Giác:
Bài tựa tập truyện: Chân Mang Giầy số 6

Giữa người viết

Hồ Đình Nghiêm:
Montréal và Bỏ Chốn Mù Sương

Hai Mươi

Nhiều tác giả:
Chùm thơ kỷ niệm

Phạm Phú Minh
Đọc "PHIẾM" của Song Thao

Lưu Nguyễn
Luân Hoán trong chuyện PHIẾM của nhà văn Song Thao

Du Tử Lê
PHIẾM của Song Thao

Song Thao, phiếm

"Phiếm chủ" Song Thao với "Phiếm 15"

"Phiếm... chủ" Song Thao chuẩn bị đường gươm…Phiếm, mới

Hoàng Xuân Sơn
Đọc PHIẾM

Mượn vài ý của Song Thao...

Song Thao - Chùm trái cấm nửa vời

Trà Lũ
Tôi đọc sách PHIẾM của Song Thao

Phạm Xuân Đài
Đọc Chốn Cũ của Song Thao

Lương Thư Trung
Vài ghi nhận về PHIẾM của Song Thao

Lá thư văn nghệ gởi nhà văn Song Thao

Bắc Phong:
PHIẾM Song Thao

Lan man của PHIẾM

Nguyễn Vy Khanh:
Những chốn cũ của Song Thao

Lê Hân:
Chờ Song Thao

Đôi dòng kỷ niệm có với nhà văn Song Thao

Đinh Cường:
Một chữ

Đặng Thơ Thơ:
Đoc "Bên Lưng Những Con Chữ"

Phan Ni Tấn:
Một chút với nhà văn Phiếm: Song Thao

Minh Ngọc:
"Thời Nay" và tuổi thơ của tôi

New York dưới dấu chân lang bạt của Song Thao

Hoàng Quân:
Ông Anh

Minh Đạo Đoàn Vinh:

Song Thao - Truyện Phiếm Du

Nguyễn Dạ Quỳnh:

Tản mạn với chú Song Thao

Nguyễn Hoàng Quân:

Song Thao, Thời Nay và Đà Lạt

Orchid Lamquynh:

Viết vu vơ về chú Song Thao

Phạm Hiền Mây:

Viết về một người viết Phiếm

Quan Dương:

Với nhà văn Song Thao

Trang Châu:

Hai Thằng tuổi cọp

Trúc Lan:

Gởi nhà văn Phiếm chủ Song Thao

Trần Thị Nguyệt Mai:

Vua Phiếm

Trần Vấn Lệ:

Song Thao, một kỳ quan

Trần Yên Hoà:

Song Thao, vua Phiếm...

Võ Kỳ Điền:

Vài nhận xét thế giới văn chương của Song Thao

SONG THAO, THỜI NAY VÀ ĐÀ LẠT

 

1
Song Thao và Nguyễn Hoàng Quân. Ngồi phía sau là Hà Túc Đạo (Saigon, 2002)

Tôi giã từ Thời Nay khi nhận giấy mời vào Bộ Binh Thủ Dức. Đã hơn 50 năm từ những ngày nón sắt, ba lô, súng trường, poncho nền đất ấy, tôi mới cầm bút lại. Lần đầu cách đây khoảng ba năm, Hà Túc Đạo bất ngờ ra đi không trở lại, vài ngày sau khi báo tin bạo bệnh tới Song Thao, Đoàn Minh Đạo (Đoàn Vinh) và tôi.

Lần này là lần thứ hai cầm bút. Nhưng có khác vì sẽ viết về một tin vui. Ngôn Ngữ số tới phát hành có phần đặc biệt, giới thiệu Song Thao, Bạn ta.

Bạn ta thì vẫn là Bạn ta, nhưng thật ra trong số những tay viết Thời Nay còn liên lạc ở hài ngoại, ngoài Hoàng Hà ở Úc, Song Thao đúng ra phải là “ đàn anh” của cả tôi lẫn Đoàn Minh Đạo.

Khi tôi còn là sinh viên, tập tành viết báo , Song Thao đã  nhiều năm là một cây bút kỳ cựu của Thời Nay. Ở tay phải, Bạn ta  là chuyên viên một  Bộ, lại nắm được một ghế tại các buổi họp liên Bộ tập tành nghề kiểm duyệt.Tôi còn nhớ những buổi chiều ngồi uống la-ve “de la rue 33” chai lớn, với tôm khô củ kiệu, ở con hẻm nhỏ bên cạnh tòa soạn Thời Nay. Có Khánh Giang, có Song Thao, có Hà Tuc Đạo, cộng thêm mấy tay viết Thời Nay tình cờ tới  tòa soạn trong ngày. Ai ai cũng ngẩn tò te khi nghe Song Thao điểm danh những đoạn phim mà nhà nước Việt Nam Cộng Hòa quyết định vượt quá khả năng tiếp nhận của quần chúng quê mùa chúng ta.

Kỷ niệm của tôi với Song Thao thì đa số là trước 1975, sau đó thì ai cũng ở Bắc Mỹ cả, chỉ có tôi là mò qua tới  tận Âu Châu.

Gặp nhau thì có những lần nhậu nhẹt với Khánh Giang “and all”. Những lần họp mặt chính thức của toàn thể anh em toà soạn. Lần chứng kiến Song Thao trổ tài văn nghệ, rất trường Bưởi, rất Chu Văn An, với cô em Bắc Kỳ, nhưng không còn nho nhỏ, trong bữa  ăn bún bò Huế của toà soạn Thời Nay, do Hà Túc Đạo tổ chức tại nhà. Lần Đông  Quân mang từ Singapore về một lô bia đen Guiness, lần đầu mới thấy ở Saigon cho anh em thưởng thức. Lần ông chủ nhiệm Thời Nay chở xe ra  Vũng Tàu để cùng nhau uống rượu với mực tươi tại chỗ. Lần có Song Thao, Khánh Giang, Thiên Ân, Hà Túc Đạo tại bữa tiệc tiễn đưa tôi theo Q. về nhà ở rể. Để rồi cuối năm trong bài phiếm về anh em toà soạn, Song Thao đã tặng ngay tôi một huy chương vàng lao động, vi tôi cưới đúng ngay vào ngày mùng 1 tháng Năm năm ấy, đã “ chót dại “ ký giấy cam kết là trong suốt phần đời còn lại, sẽ chăm sóc, cuốc rãy, cày bừa chỉ một mảnh đất rất Huế và rất là nho nhỏ thôi.
Sau 1975 thì có hai lần.

Năm 2002, gặp nhau ở Saigon. Có Song Thao, Hà Túc Đạo, Thiên Ân và tôi, lại rủ  thêm ông chủ nhiệm ngày nào Nguyễn văn Thái, mang rượu tới thăm Khánh Giang, khi đó đã bị cắt cụt cả hai chân - không ngờ đó lại là chuyến  ngồi bên Khánh Giang lần cuối. Rồi tới lần sang Montreal thăm gia đình, Q. và tôi được Song Thao và Hương ( hai Bà đều là dân rất Huế) cho đi ăn bánh đập, sau đó  Bạn ta đưa về thăm nhà và tặng toàn bộ  tác phẩm đã xuất bản ở Bắc Mỹ…

Nhưng có một lần trước 1975, tôi nhớ mãi,  lần lên miền đất thân yêu Đà Lạt, thăm Đoàn Vinh, Hà Túc Đạo, nhóm bạn bè Đại Học Đà Lạt và cà-phê Tùng. Song Thao và tôi buổi sáng đứng trò chuyện trước căn nhà trọ sinh viên. Câu chuyện giữa hai đứa chúng tôi, chỉ có Bạn ta và tôi biết thôi, có lẽ và chắc sẽ là không bao giờ chia sẻ với ai.

Sáng tạo của Bạn ta thì dồi dào, phong phú và đi vào đú moi thể loại.

Khi còn Thời Nay, cứ mỗi cuối năm là tôi lại mong chờ số báo Xuân với bài phiếm đặc biệt của Bạn ta, viết về  anh em toà soạn và các cây bút Thời Nay, từ ông chủ nhiệm tới anh sếp nhóm thợ sắp chữ nhà in.

2

Nhưng nhất trong toà soạn thì vẫn phải là cô Ca, người thư ký có trách nhiệm cực kỳ quan trọng cho cả bọn cầm bút chúng tôi - cô chính là người chi tiền nhuận bút cho bài mới đăng, ứng trước cho bài đã viết nhưng chưa kịp  đăng, và lại còn cả cho những bài chưa kịp viết, chỉ có cái tựa bài đặt ra trong lúc rượu tràn môi. Cô còn rất là rộng rãi với những tập báo mới thơm mùi mực in, lại có đóng dấu “Kính Biếu” đỏ lòm, để cho vui lòng các cô bé gái hậu phương.

Những bài cuối năm ấy, Bạn ta lúc nào  cũng hóm hỉnh, duyên dáng, lại thêm một chút khôi  hài kiểu phớt tỉnh ăng-lê, nhẹ nhàng nhưng đầy những nhận xét bất ngờ. Các bài viết này phải là tiền thân của những câu chuyện Phiếm mà Bạn ta đã cho ra đời hàng năm, không ngừng  từ ngày ra hài ngoại.

Vậy là đã tới  lúc tôi xin có lời chúc mừng Song Thao, nhân dịp số Ngôn Ngữ đặc biệt này. Một điểm chấm to trong sự nghiệp sáng tác của Bạn ta, mà tôi nghĩ và  mong vẫn sẽ còn một chặng rất dài tiếp nối.

Nhưng, nói riêng với Song Thao thôi nhé , với riêng tôi sáng tác mà nếu tôi  phải nhắc tới đầu tiên, vẫn là “Bỏ Chốn  Mù Sương”, một truyện trong tuyển tập truyện ngắn cùng tên của Bạn ta.

Truyện đã làm sống lại trong tôi cả một khung trời của thành phố mộng mơ ấy, của cái lành lạnh khi ban đêm rời khỏi cà phê Tùng, của những buổi  sáng dọc theo bờ hồ khi nắng sớm mai còn lung linh trên mái tóc ai. Một thời của những tình yêu ban đầu thoáng qua như gió thoảng. Của những lãng mạn nhưng trong sáng , của những mong ước tương lai chưa tới, của gần 3 năm chuẩn rồi thiếu úy ở quân trường Chỉ Huy Tham Mưu Đà  Lạt, của những ngày thăm viếng hẹn hò, của những  sáng sớm thứ bảy vội vã kéo nhau chạy ra Liên Khang, theo những chuyến phi công tập bay vận tải C23, bị đổi hướng từ Huế hay Đà Nẵng lên Đà Lạt, để tôi theo về Saigon, để tôi có được chưa đến trọn một ngày quý báu với ai…

Trong truyện ấy, tôi cũng còn thấy đâu đó bóng hình của chính Bạn ta và Hương, cùng với ông bạn Hà Túc Đạo.

Không cần chi những suy tư, triết lý thời trang về cuộc đời hay thân phận con người, câu chuyện là của lãng mạn, của nhẹ nhàng, nhưng vẫn hóm hỉnh và rất là…Song Thao.

Bây giờ thì tôi sẽ không viết nữa. Từ trong những tập truyện mà Bạn ta đã tặng cho tôi vào một ngày thân ái tháng Chín năm 2004 ấy, tôi sẽ một lần nữa để mình đắm chìm vào một Chốn Mù Sương, của Bạn, của tôi , để tôi lại được quay trở lại một thời đã qua, nhưng vẫn chưa rơi vào quên lãng .

Nguyễn Hoàng Quân
3/2023.